Tổng hợp 10 biến chứng tiểu đường type 2 bạn không thể coi thường
Khi bệnh tiểu đường không được phát hiện hoặc không được kiểm soát trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan đích, như: Tim, thận, mắt, tứ chi… Mặc dù rất nguy hiểm, nhưng biến chứng tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện nếu người bệnh giữ được mức đường huyết, huyết áp và mỡ máu trong giới hạn an toàn.
Sau đây là 10 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 mà bạn có thể phòng ngừa được:
1. Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên mắt
Tiểu đường có thể phá hủy võng mạc, làm tổn thương tầm nhìn. Sự phát triển của bệnh lý võng mạc tiểu đường phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh và tỷ lệ đường huyết của người tiểu đường. Cách duy nhất để hạn chế các vấn đề về mắt, hạn chế nguy cơ mù lòa, là định kỳ kiểm tra mắt ở các cơ sở y tế, bởi đa phần dấu hiệu biến chứng bệnh tiểu đường type 2 lên mắt đều đã ở giai đoạn muộn.
Tiểu đường có thể phá hủy võng mặc, làm tổn thương tầm nhìn)
2. Suy thận - Biến chứng tiểu đường type 2 tốn kém chi phí điều trị
Thận là cơ quan lọc bỏ toàn bộ chất thải từ máu và đẩy chúng ra môi trường bên ngoài qua đường nước tiểu. Người tiểu đường lâu năm có thể bị suy thận. Biến chứng suy thận không có dấu hiệu nhận biết sớm, hầu hết người tiểu đường chỉ phát hiện suy thận khi biến chứng đã ở vào giai đoạn muộn. Ở thời điểm này, khoảng 60% người bệnh phải chấp nhận chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận, để duy trì sự sống. Vì vậy, thường xuyên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán (như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…) là cần thiết để kịp thời nhận ra những bất thường của thận.
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường có thể được phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bằng cách ổn định đường huyết, kiểm soát huyết áp và ăn uống – vận động điều độ, khoa học.
3. Biến chứng tiểu đường type 2 gây tổn thương thần kinh và tứ chi
Biến chứng thần kinh là thuật ngữ được dùng để chỉ những tổn thương thần kinh ngoại biên và tự chủ sinh ra do tiểu đường. Biến chứng thần kinh làm mất cảm giác các chi, khiến người bệnh ít khi nhận ra vết thương (dù to hay nhỏ) ở chân và tay. Không những thế, người tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng lớn hơn hẳn người bình thường (bởi đường huyết cao là môi trường sinh trưởng lý tưởng của vi khuẩn). Chính vì vậy, một vết thương nhỏ (nhưng không được nhận ra sớm và xử lý kịp thời) ở người bệnh tiểu đường, cũng có thể phát triển thành những tổn thương vĩnh viễn (đoạn chi).
Để hạn chế nguy cơ đoạn chi do bệnh tiểu đường type 2, người bệnh cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày, và thông báo với Bác sỹ điều trị ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.
Người bệnh cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để ngăn ngừa đoạn chi
4. Ảnh hưởng đến sinh lý
Hầu hết người bệnh tiểu đường, bao gồm cả nam và nữ, đều không thể có một đời sống tình dục bình thường vì biến chứng tiểu đường. Các biến chứng tiểu đường type 2 đối với chức năng sinh lý bao gồm:
- Rối loạn cương dương
- Giảm chất lượng tinh trùng
- Giảm ham muốn
- Khô âm đạo
5. Các vấn đề về tim mạch và đột quỵ do biến chứng tiểu đường type 2
Rối loạn chuyển hóa chất đường thường kéo theo một loạt các rối loạn chuyển hóa chất khác, như: Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp. Bộ ba rối loạn chuyển hóa này chính là nguy nhân chính của hầu hết các ca nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
6. Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ,được biểu hiện bởi hiện tượng nhịp thở ngắn quãng và nhịp thở nông khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy. Các nghiên cứu lâm sàng cho thất, bệnh tiểu đường và hiện tượng ngưng thở khi ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau theo cả hai chiều.
Biến chứng tiểu đường type 2 và ngưng thở khi ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau)
7. Suy giảm thính lực
Người tiểu đường có nguy cơ suy giảm thính lực cao gấp đôi người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi. Chính vì vậy trong đội ngũ bác sỹ chăm sóc bệnh tiểu đường, không thể thiếu các chuyên viên chăm sóc thính giác.
8. Người bệnh tiểu đường type 2 có thể bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu đột ngột giảm thấp. Người tiểu đường thường bị hạ đường huyết sau khi uống thuốc. Tình trạng này ít khi xảy ra ở những người kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống điều độ, vận động thường xuyên.
9. Tăng đường huyết cấp tính - Biến chứng tiểu đường nguy hiểm
Ngược lại với hạ đường huyết, tăng đường huyết là biến chứng tiểu đường type 2 cấp tính xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Đây là biến chứng có thể gây đột quỵ, hôn mê và tử vong chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
10. Biến chứng bệnh tiểu đường type 2: Các vấn đề răng miệng
Người tiểu đường bất kể tuổi tác, có nguy cơ bị viêm nha chu và viêm nướu răng cao hơn nhiều so với người bình thường. Đối với người tiểu đường không ổn định đường huyết, nguy cơ này còn cao hơn nữa (gấp 2 - 3 lần người tiểu đường có đường huyết ổn định).
Biến chứng tiểu đường type 2 có thể âm thầm gây đoạn chi, mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ toàn bộ biến chứng, người tiểu đường vẫn có nhiều cơ hội để không bao giờ phải đối mặt với chúng.
Bình luận