Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? 3 cách điều trị ngừa rủi ro
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của bệnh không nằm ở mức đường huyết cao mà nằm ở biến chứng mà bệnh gây ra. Trước đây, khi y học chưa phát triển, đường huyết của người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tăng cao đột ngột và gây ra các biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng. Tuy nhiên hiện tại, phần lớn các ca tử vong ở người tiểu đường là do các biến chứng mạn tính trên tim, thận… Thống kê cho thấy, 70% trường hợp tiểu đường tử vong xuất phát từ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ…)
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khá nhiều người không biết tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm là do biến chứng của bệnh, dẫn đến chỉ tập trung vào việc làm sao giảm đường huyết nhanh mà bỏ qua mục tiêu phòng tránh biến chứng. Hậu quả là biến chứng vẫn xuất hiện ngay cả khi đường huyết ổn định. Lý giải về nghịch lý này, các chuyên gia cho biết: Giảm đường huyết chỉ đóng góp 1 phần vào việc trì hoãn biến chứng. Để phòng rủi ro này, người bệnh cần kiểm soát đa yếu tố (đường huyết, huyết áp, mỡ máu…), đặc biệt là bảo vệ được mạch máu và các tế bào thần kinh.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 được chia thành 2 nhóm: cấp tính và mãn tính tùy theo thời gian xuất hiện.
Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính do tiểu đường xảy ra đột ngột với những triệu chứng rầm rộ, thường khi đường huyết cao trên 300 mg/dl hoặc hạ thấp dưới 70 mg/dl.
- Nhiễm toan ceton: Đường trong máu cao nhưng tế bào lại không sử dụng được, buộc phải ly giải mô mỡ và cơ để hoạt động. Ceton chính là chất chuyển hóa của quá trình này. Tính acid của ceton có thể gây hôn mê và tử vong nếu không xử lý sớm. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là hơi thở có mùi táo thối.
- Tăng áp lực thẩm thấu: Xảy ra do nồng độ đường trong máu quá lớn làm tăng khả năng thẩm thấu của lòng mạch. Tương tự như nhiễm toan ceton, biến chứng này nhanh chóng gây hôn mê và tử vong cho bệnh nhân, cần được cấp cứu sớm.
- Hạ đường huyết: Thường gặp ở người sử dụng insulin hoặc thuốc nhóm sulfonylurea. Nếu bệnh nhân ăn ít hơn bình thường hoặc hoạt động nhiều hơn, lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá mức. Biểu hiện dễ nhận thấy là đói cồn cào, vã mồ hôi, run chân tay, mệt mỏi, đánh trống ngực, nhức đầu,…
Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp ở người tiểu đường tuýp 2
Biến chứng mạn tính
Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ khiến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn. Sự rối loạn này tạo ra hàng loạt các chất oxy hóa gây hư hại hệ thống mạch máu, thần kinh tại khắp các cơ quan trong cơ thể. Đa phần các biến chứng này xuất hiện một cách từ từ, không rầm rộ như biến chứng cấp tính. Thậm chí nhiều trường hợp tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng.
- Biến chứng về mạch máu và tim: Nồng độ đường trong máu cao có thể gây tổn thương mạch máu, dẫn tới xơ vữa động mạch. Đây là nguồn gốc của một loạt các bệnh lý tim mạch như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành và huyết áp cao,…
- Tổn thương thần kinh: Đường dư thừa trong máu có thể làm tổn thương mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này dẫn đến cảm giác tê ngứa, rát hoặc đau; thường bắt đầu từ ngón chân hoặc ngón tay sau đó lan lên trên. Nặng hơn có thể khiến người bệnh mất cảm giác ở chi. Thần kinh kiểm soát tiêu hóa bị ảnh hưởng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Nam giới dễ mắc chứng rối loạn cương dương.
- Bệnh thận: Thận chứa hàng triệu cụm mao mạch để lọc chất thải ra khỏi máu. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc này. Nhẹ gây suy giảm chức năng thận. Nặng gây suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục. Cuối cùng, bệnh nhân thường phải chạy thận hoặc ghép thận từ người hiến tặng để tiếp tục duy trì sự sống.
- Biến chứng trên mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc, gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không làm chậm tiến triển của bệnh, bệnh nhân bị mất dần thị lực, mờ mắt, nhức mắt, cuối cùng là mù lòa vĩnh viễn. Tiểu đường type 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Nhiễm trình, loét bàn chân: Dây thần kinh ở chân bị ảnh hưởng hoặc máu lưu thông đến khu vực này kém có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như vết cắt hoặc mụn nước tiến triển thành vết loét nghiêm trọng do nhiễm trùng, nhiều người phải cắt cụt chi để ngăn ngừa nhiễm trùng lan lên phần trên cơ thể.
- Các biến chứng khác: viêm da, nhiễm nấm da, giảm thính giác, Alzheimer.
Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tránh biến chứng
Kiểm soát chỉ số đường huyết và bảo vệ hệ thống mạch máu khắp cơ thể là giải pháp tốt nhất giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh và lâu dài. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra những khuyến cáo đặc biệt về việc sử dụng thuốc và xây dựng chế độ sinh hoạt cho người bệnh tiểu đường gồm:
Quản lý chế độ ăn uống và hoạt động thể chất
Thay đổi thói quen ăn uống và tăng hoạt động thể chất thường là những bước đầu tiên để giảm lượng đường trong máu.
Người bệnh vẫn có thể ăn uống hầu hết các loại thực phẩm nhưng với số lượng vừa phải, cắt giảm chất bột đường và chất béo, sử dụng rau xanh và trái cây ít ngọt làm thực phẩm chính cho bữa ăn; lựa chọn nguồn protein nạc từ thịt gia cầm hoặc cá.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày, có thể chọn bài tập vừa sức tùy theo sở thích cá nhân và cố gắng duy trì đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Tiểu đường tuýp 2 nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Uống thuốc đều đặn theo chỉ định
Khi đã điều chỉnh lối sống nhưng đường máu vẫn cao, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị dưới dạng thuốc uống. Có nhiều nhóm thuốc tác động vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển hóa đường như giảm hấp thu đường tại ruột non, kích thích tuyến tụy tổng hợp insulin, nâng cao hoạt tính insulin, ức chế tân tạo đường tại gan hoặc ngăn ngừa tái hấp thu đường trong nước tiểu đầu. Thông thường bác sĩ sẽ khởi đầu bằng nhóm nâng cao hoạt tính insulin, đến khi đáp ứng không còn tốt nữa mới kết hợp thêm nhóm khác.
Kết hợp thảo dược phòng biến chứng
Đứng trước thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp Tây y, nhiều thầy thuốc đã tìm về những thảo dược, cây thuốc trong Đông Y để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Trong số những thảo dược được ứng dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, không thể không kể đến 4 cây thuốc: Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn… Nghiên cứu cho thấy, Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn… có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu và ổn định đường huyết. Đây được xem như một giải pháp hỗ trợ hiệu quả, cùng với thuốc Tây, chế độ ăn và tập luyện giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung “tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không” phụ thuộc khá lớn vào cách điều trị. Điều trị tốt sẽ giúp người tiểu đường tuýp 2 sống khỏe, sống lâu dài hơn.
Biên tập viên Đông Tây
Nguồn tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193
https://www.endocrineweb.com/conditions/type-2-diabetes/type-2-diabetes-complications
Bình luận