Theo một số nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường type 1, type 2 thường là 65 - 75 năm. Nhưng nếu được điều trị tốt, người bệnh có thể sống lâu hơn nhiều năm so với con số này.

Điều gì làm giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa trên toàn cơ thể được phát hiện thông qua chỉ số đường huyết tăng cao. Khi máu chứa nhiều đường đi qua các cơ quan trong cơ thể, chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan đó và thể hiện ra ngoài bằng những biến chứng của bệnh. Nếu điều này không được phòng ngừa hoặc kiểm soát chưa tốt, tuổi thọ của người bệnh sẽ bị giảm.

Trước đây, người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 chủ yếu tử vong vì các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết hay nhiễm toan ceton do tăng đường huyết cấp. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ này đã giảm đi rất nhiều. Thay vào đó, những biến chứng mạn tính mới là kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc làm suy giảm tuổi thọ của người tiểu đường. Điển hình có thể kể đến các biến chứng:

Biến chứng tim mạch có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Biến chứng tim mạch có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, có 2 yếu tố mà người bệnh cũng đặc biệt phải chú ý. Đó chính là huyết áp cao và mỡ máu. Mặc dù chúng không trực tiếp gây tử vong nhưng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch - nguyên nhân dẫn đến 65% ca tử vong ở người tiểu đường. Trong các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường hiện nay cũng đặt ra mục tiêu về huyết áp và cholesterol máu bên cạnh mục tiêu về đường huyết và HbA1c.

Người tiểu đường type 1, type 2 sống được bao nhiêu năm?

Đến nay chưa có 1 nghiên cứu trên quy mô lớn nào khẳng định chính xác người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Tuy nhiên theo một số thống kê năm 2014, con số này có thể rơi vào khoảng 65 - 75 năm.

Người tiểu đường type 1 thường có tuổi thọ ngắn hơn người type 2 khoảng 10 năm. Nhưng khoảng cách này đang dần rút ngắn bởi 2 lý do.

Thứ nhất, tiểu đường type 1 được phát hiện sớm và người bệnh có thể bắt đầu điều trị ngay. Trong khi đó, tiểu đường type 2 thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Trong những năm này, biến chứng đã xuất hiện và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Thứ hai, y học đã có nhiều bước tiến vượt trội trong điều trị tiểu đường và kiểm soát biến chứng. Mặc dù chưa thể tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường nhưng người bệnh cũng có nhiều lựa chọn điều trị hơn, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Thực tế, không hiếm trường hợp người tiểu đường sống trên 85 tuổi - tương đương với tuổi thọ trung bình của người khỏe mạnh.

Người bệnh tiểu đường điều trị tốt có thể sống lâu gần như người bình thường.

Người bệnh tiểu đường điều trị tốt có thể sống lâu gần như người bình thường.

Làm thế nào để sống lâu với bệnh tiểu đường?

Tuổi thọ của người tiểu đường phụ thuộc phần lớn vào việc người bệnh có điều trị tốt hay không. Điều trị tốt ở đây có nghĩa là phải vừa giữ được đường huyết luôn ổn định trong giới hạn cho phép, vừa phải giảm được nguy cơ gặp biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn đạt được mục tiêu này:

Dùng thuốc đúng chỉ định

Rất nhiều người dùng thuốc theo đúng chỉ định và sau đó đường huyết ổn định, họ có thể giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc điều trị trong 1 thời gian. Thuốc là cách bác sĩ giúp bạn khỏe lại. Nếu bạn đã được kê đơn thuốc, điều tốt nhất bạn có thể làm cho tuổi thọ của mình là hãy dùng thuốc đúng chỉ định.

Ăn đúng cách

Lượng đường trong máu sẽ thay đổi theo lượng thức ăn, loại thực phẩm và cách chế biến món ăn trong mỗi bữa của bạn. Vì vậy bên cạnh việc nắm rõ danh sách thực phẩm nên ăn nên tránh, bạn nên áp dụng quy tắc đĩa ăn để kiểm soát lượng thức ăn của mình. Một đĩa ăn chuẩn cho người tiểu đường cần có ½ đĩa là rau xanh, ¼ là tinh bột và ¼ là chất đạm. Rau xanh nên được ăn đầu bữa, tiếp đến là chất đạm và tinh bột để tăng cảm giác no. Đồng thời hãy cố gắng chế biến các món ăn một cách “đơn giản”, không nên dùng nhiều dầu mỡ, muối và hầm nấu quá lâu.

Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Tập thể dục

Mọi người đều cần tập thể dục nhưng người tiểu đường càng cần hơn. Tập thể dục giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và sống lâu. Nhưng khi tập thể dục, bạn cần chọn cường độ tập phù hợp. Đừng tập các bài tập quá gắng sức, nên bắt đầu từ cường độ nhẹ sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi dần.

Mỗi người tiểu đường phù hợp với một bài thể dục khác nhau.

Mỗi người tiểu đường phù hợp với một bài thể dục khác nhau.

Chú ý đến các biến chứng

Có khá nhiều người bệnh tiểu đường quá tập trung vào việc hạ đường huyết mà quên rằng các biến chứng của bệnh cũng trực tiếp tàn phá sức khỏe của mình. Chưa kể đến, biến chứng để càng lâu, cơ hội điều trị càng giảm. Vì vậy, ngoài kiểm tra chỉ số đường huyết, hãy thăm khám mắt, tim, bàn chân, thận hàng năm. Và đừng bỏ qua những dấu hiệu sớm của biến chứng như tê bì bỏng rát tay chân, mờ mắt, ngứa da hay đau cứng khớp xương…

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết biến chứng tiểu đường

Ngủ đủ giấc

Chúng ta thường có xu hướng từ bỏ các thói quen sống lành mạnh khi cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng. Các giấc ngủ ngon chính là cách đơn giản nhất để bạn hạn chế điều này. Hãy tạo thói quen ngủ đúng giờ và đủ 6 - 9 tiếng mỗi ngày.

Chọn một đôi giày tốt

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương đến tất cả các cơ quan và bàn chân là một trong những nơi bị tổn thương đầu tiên. Để ngăn ngừa rủi ro này, bạn cần rửa chân hàng ngày, kiểm tra cẩn thận bàn chân xem có vết thương, vết chai hay vấn đề gì khác không và quan trọng nhất: đảm bảo bạn đã có đôi giày phù hợp. Một đôi giày mềm mại, vừa vặn sẽ giúp bạn tránh xa biến chứng bàn chân do tiểu đường.

Thử các giải pháp tự nhiên

Các chiết xuất từ thảo được đã được các lương y sử dụng trong điều trị bệnh tiêu khát - tức là bệnh tiểu đường từ lâu. Ngày nay, dưới lăng kính của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ cơ chế tác động của các thảo dược đến bệnh tiểu đường. Không chỉ giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, nhiều thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử còn được chứng minh có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… Đây là điều rất có ích với người tiểu đường, đặc biệt khi chúng ta chưa tìm ra 1 phương pháp toàn diện giúp chữa dứt điểm căn bệnh này.

Xem thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tất cả các con số về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường đều là tương đối. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một đáp án khác cho câu hỏi bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Điều trị tiểu đường ngay từ giai đoạn đầu và phòng ngừa sớm biến chứng của bệnh chính là bí quyết để kéo dài tuổi thọ cho bạn.

Biên tập viên Đông Tây

Tham khảo: https://www.sepalika.com/type-2-diabetes/how-long-do-diabetics-live/

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận