Người bệnh tiểu đường thường mắc kèm các bệnh khác như cao huyết áp. Sự kết hợp của hai bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Để giảm rủi ro này, người bệnh rất cần một chế độ ăn uống vừa giúp ổn định đường huyết, vừa kiểm soát tốt huyết áp và mỡ máu. Vậy người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

 Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp cần một chế độ ăn “đặc biệt”.

Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp cần một chế độ ăn “đặc biệt”.

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Theo BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TW khi chọn thức ăn, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp cần ưu tiên các thực phẩm sau:

Thực phẩm ít muối

Ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao. Do đó, người bị cao huyết áp sẽ cần ăn nhạt, tránh xa các thực phẩm nhiều muối như đồ đóng hộp, dưa muối, giò, chả.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý đến các loại “muối ẩn”. Hiểu đơn giản là những thực phẩm/gia vị có vị ngọt nhưng lại chứa nhiều muối, ví dụ như mì chính. Công thức của mì chính là glutamat - natri. Natri chính là tên gọi của muối. Bạn cần giảm lượng natri này trong thực phẩm. Thế giới khuyến cáo một người chỉ nên ăn tối đa 6g muối natri mỗi ngày.

Thực phẩm ít chất béo chuyển hóa

Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp hay được khuyến cáo phải ăn hạn chế chất béo no trong mỡ/phủ tạng động vật, ăn nhiều chất béo không no trong dầu thực vật vì có lợi cho tim mạch. Nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người bệnh có thể ăn cả chất béo no và chất béo không no. Chỉ có 1 loại chất béo duy nhất được chứng minh làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch là chất béo đã được hydroxy hóa. Hiểu đơn giản đó là chất béo không tự nhiên có mặt trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán.

Thực phẩm ít chất bột đường

Những thực phẩm ít chất bột đường như rau xanh, trái cây ít ngọt được chứng minh rất tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bởi chất xơ trong các thực phẩm này sẽ tạo cảm giác no lâu đồng thời giúp đường máu không tăng quá cao sau ăn. Tốt nhất, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn, nên ăn rau xanh vào bữa chính và trái cây cho bữa phụ.

Tuy nhiên ăn nhiều rau xanh không có nghĩa là phải nhịn ăn các thực phẩm giàu tinh bột như cơm gạo, bún, miến, phở… Bởi tinh bột vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thay vì kiêng hoàn toàn, bạn nên ăn giảm bớt. Nếu được nên ăn đan xen cơm gạo trắng với gạo lứt, yến mạch… Bởi các thực phẩm này có nhiều chất xơ hơn gạo trắng.

Khi chế biến thức ăn, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên hạn chế muối, đường. 

Khi chế biến thức ăn, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên hạn chế muối, đường.

Gợi ý thực đơn mẫu cho người tiểu đường cao huyết áp

Dựa vào các gợi ý bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì kể trên, bạn có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý. Nếu còn băn khoăn, hãy thử một số thực đơn mẫu sau đây:

Thực đơn 1

Bữa sáng: 1 bát phở bò (180g bánh phở, 40g thịt bò, 150g rau ăn kèm)

Bữa phụ: 2 miếng thanh long

Bữa trưa:

+ Cơm: 1 bát cơm

+ Cá quả hấp: 100g cá quả

+ Rau cải xanh luộc: 200g cải xanh

Bữa phụ: 1 ly sữa ít đường, ít béo hoặc sữa cho người tiểu đường

Bữa tối:

+ Cơm: 1 lưng bát

+ Thịt lợn luộc: 70g thịt lợn nạc

+  Su hào luộc: 200g su hào

+ Tráng miệng: 3 múi bưởi

Thực đơn 2

Bữa sáng: 1 bát bún bò Huế (150g bún, 70g thịt bò, 150g rau ăn kèm)

Bữa phụ: 4 múi bưởi hoặc ½ trái táo

Bữa trưa:

+ Cơm 1 chén

+ Cá thác lác sốt cà (50g cá thác lác, 2 trái cà chua, 2 muỗng nhỏ dầu ăn)

+ Canh bí xanh (150g bí xanh, 10g tôm đồng)

Bữa phụ: 1 ly sữa bột tách béo (28g sữa bột pha thành 200ml sữa)

Bữa tối

+ Cơm: 1 chén

+ Thịt bò xào ớt ngọt (50g thịt bò, 60g ớt ngọt, 30g cà rốt, 2 muỗng nhỏ dầu ăn)

+ Canh mồng tơi (200g mồng tơi, 10g tôm khô)

 Các rau màu xanh lá rất tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Các rau màu xanh lá rất tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Thực đơn 3

Bữa sáng: 1 bát bún thịt nạc (200g bún, 40g thịt lợn, 150g rau ăn kèm)

Bữa phụ: 1 ly sữa cho người tiểu đường hoặc 1 hộp sữa chua

Bữa trưa

+ Cơm: 1,5 lưng bát

+ Thịt băm viên sốt cà chua (40g thịt nạc vai, 10g cà chua)

+ Nộm rau muống (150g rau muống, 10g lạc vừng, 150g thanh long)

Bữa phụ: ½ trái táo hoặc ½ trái cam

Bữa tối:

+ Cơm: 1 lưng bát con

+ Cá sốt cà chua (100g cá, 10g cà chua)

+ Bắp cải luộc: 200g

+ Tráng miệng: ½ quả cam

Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường tốt hơn, bạn nên kết hợp thêm với các biện pháp bảo vệ các mạch máu nuôi tim. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, những thảo dược như Mạch Môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Nhàu sẽ giúp cân bằng rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm. Nhờ đó, giúp loại bỏ các chất gây hại mạch máu, giảm đường máu và ngăn chặn hiệu quả biến chứng tiểu đường trên tim mạch. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bạn có thể tham khảo kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa những thảo dược này.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ duy trì đường huyết, huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Hy vọng với những gợi ý trong bài viết, bạn sẽ không cần băn khoăn bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì và sớm có được sức khỏe như mong muốn.

Biên tập viên Đông Tây

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Huy Cường

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận