Câu hỏi của độc giả: Thưa bác sĩ, bà tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 2, sau một thời gian dùng thuốc uống thì bây giờ phải chuyển sang tiêm insulin. Lý do là tại sao ạ? Đó có phải do bệnh nặng lên không?

Chuyên gia Nội tiết - Đái tháo đường trả lời:

Chào bạn,

Khi bác sĩ kê thuốc tiêm cho bệnh nhân, thông thường sẽ rơi vào hai loại khả năng. Một là, insulin được chỉ định tạm thời trong các trường hợp cấp tính, khi đường huyết tăng quá cao và cần giảm nhanh chỉ số đường huyết. Hai là thuốc uống không còn đủ mạnh để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân cần thay thế bằng tiêm insulin lâu dài.

Tiêm insulin không chắc chắn là bệnh tiểu đường nặng lên

Tiêm insulin không chắc chắn là bệnh tiểu đường nặng lên

Tiêm insulin tạm thời không phải bệnh tiểu đường nặng lên

Chỉ định tiêm insulin tạm thời được áp dụng khi đường máu tăng cao quá mức, hoặc là khi bác sĩ cần giảm nhanh đường huyết để điều trị các bệnh khác như nhiễm trùng, phẫu thuật. Điều đó không thể chứng minh bệnh tiểu đường nặng lên, bởi vì sau một thời gian nhất định, người bệnh sẽ được ngưng sử dụng insulin và quay lại lộ trình điều trị cũ.

Người bệnh được tiêm insulin tạm thời trong những trường hợp sau:

1 Mới phát hiện tiểu đường:

Nhiều bệnh nhân tại thời điểm được chẩn đoán tiểu đường, đường huyết tăng cao trên 22 mmol/l, người yếu, mệt mỏi, khát nước nhiều thì sẽ được tiêm insulin ngay. Mục đích là để giảm nhanh đường huyết, hạn chế những biến chứng cấp tính như toan ceton, hôn mê xảy ra. Sau khoảng 10 - 15 ngày hoặc là 1 tháng, khi đường huyết về ngưỡng an toàn rồi, bệnh nhân sẽ dừng tiêm insulin và chuyển sang thuốc uống.

2. Mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Đường máu tăng vọt khi người tiểu đường mắc thêm các bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, viêm thận… và gây khó khăn trong việc điều trị. Do đó, để chữa khỏi bệnh mắc kèm này, trước hết cần hạ đường huyết nhanh bằng cách cho bệnh nhân tiêm insulin. Khi chữa khỏi các bệnh mắc kèm, bạn hoàn toàn có thể chỉ cần uống thuốc như trước lúc bị bệnh.

3. Phẫu thuật:

Người tiểu đường nếu cần phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, ruột thừa… trước hết cũng cần phải tiêm insulin để giảm đường huyết. Điều này đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẫu thuật. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ trở lại sử dụng thuốc uống bình thường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng lên khi chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin lâu dài

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 có một cơ chế đó là thiếu insulin. Ban đầu, bác sĩ dùng thuốc uống để kích thích tụy sản xuất ra nhiều insulin hơn. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của người bệnh suy yếu dần, tác dụng của thuốc không đủ để giúp tụy tiết đủ insulin nữa. Do đó chúng ta cần đưa insulin từ bên ngoài vào. Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau 5 - 15 năm, tụy sẽ không đáp ứng tối với thuốc điều trị nữa.

Đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tiêm insulin dựa trên các tiêu chí sau:

- Chỉ số đường huyết lúc đói trên 8 mmol/l.

- HbA1C trên 8% sau 2 lần thử. Ví dụ hôm nay thử là 8.1%, người bệnh thay đổi chế độ ăn, vận động, thay đổi thuốc uống. 3 tháng sau, bệnh nhân đi khám lại mà chỉ số HbA1C vẫy trên 8% thì bác sĩ sẽ chuyển sang tiêm insulin. Bởi vì trong khoảng 3 tháng đó, chúng ta đã thực hiện rất nhiều biện pháp rồi mà HbA1C vẫn không hạ.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người bệnh được giữ nguyên thuốc uống và bổ sung thêm insulin với liều thấp. Hoặc là, bạn cần dừng thuốc uống và chuyển sang tiêm insulin hoàn toàn. Trường hợp này thường xảy ra đối với những người tiểu đường lâu năm bắt đầu có biến chứng thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút), người có men gan cao; bác sĩ sẽ không cho dùng thuốc uống nữa để hạn chế tác dụng phụ.

Người tiểu đường tuýp 2 cần tiêm insulin lâu dài cảnh báo sự suy giảm nặng của tuyến tụy, hoặc là đã có tổn thương trên gan, thận khiến bệnh nhân không thể uống thuốc được nữa. Bệnh diễn biến nặng hơn sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng tiểu đường trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch…

Cách ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường tiêm insulin

Khi cần phải tiêm insulin lâu dài, bên cạnh kiểm soát chỉ số đường huyết, bạn càng cần lưu tâm hơn đến những biện pháp phòng ngừa sớm biến chứng tiểu đường, ví dụ như là dùng các thảo dược thiên nhiên. Theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay, chúng ta có Mạch môn phòng ngừa và cải thiện biến chứng thận, Câu kỷ tử ngăn chặn tổn thương mắt, Nhàu giúp nhanh lành các vết loét do nhiễm trùng...

Trên đây là toàn bộ những điều người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần biết về giai đoạn chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin. Nếu bài viết trên chưa thể giải đáp hết những băn khoăn của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới để nhận tư vấn trực tiếp.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận