Các biến chứng mạn tính ở bệnh tiểu đường
Các biến chứng mạn tính trong bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả nặng nề và nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.
Lượng đường trong máu cao lâu ngày gây thương tổn, làm dày màng đáy các mạch máu nhỏ với hậu quả là mù mắt, suy thận; đồng thời thúc đẩy xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Bên cạnh đó, tiểu đường còn làm tổn thương thần kinh, gây nhiễm trùng da, răng, lợi...
Hậu quả do biến chứng gây ra thường nặng nề, để lại cho gia đình và bản thân gánh nặng về chi phí điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng mạn tính xảy ra sớm hay muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng bệnh nhân và không phải người bệnh nào cũng hiểu rõ, tường tận về vấn đề này để biết cách phòng ngừa và hạn chế các hiểm họa từ biến chứng.
Các biến chứng mạn tính thường gặp ở người bệnh tiểu đường:
Biến chứng trên mạch máu nhỏ
Lượng đường trong máu cao lâu ngày gây thương tổn, làm dày màng đáy các mạch máu nhỏ với hậu quả là mù mắt, suy thận.
Biến chứng mắt
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm có tổn thương ở mắt. Về lâu về dài, bệnh tiểu đường cũng như bệnh cao huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết. Ngày nay người ta dùng tia laser để điều trị khá hữu hiệu các tổn thương trên võng mạc. Muốn ngăn ngừa biến chứng ở mắt, bạn nên cố gắng duy trì đường huyết và huyết áp ở mức gần bình thường.
Biến chứng thận
Phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh trên 20 năm có biến chứng ở thận. Ban đầu, tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận dẫn đến sự rò rỉ của protein trong nước tiểu. Sau đó, thận mất dần khả năng để làm sạch và lọc máu, cuối cùng dẫn đến suy thận. Làm xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phát hiện sớm các tổn thương ở thận trước khi có triệu chứng. Biến chứng ở thận ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý. Phát hiện sớm và điều trị các biến chứng ở thận có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại tình trạng suy thận. Khi suy thận nặng có thể điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.
Đái tháo đường gây ra biến chứng toàn diện trên cơ thể người bệnh
Biến chứng trên mạch máu lớn
Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu chi dưới..
Bệnh mạch vành
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim gấp 2 – 4 lần so với người bình thường. Cơn đau tim thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường nhiều năm, bệnh nhân có HbA1C cao và bệnh nhân nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường có kèm theo cao huyết áp, hút thuốc, cao LDL, thấp HDL lại càng dễ bị bệnh mạch vành.
Tai biến mạch máu não
Nhiều khảo sát cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não gấp hai lần người bình thường, nhất là những người mắc bệnh lâu năm, người có HbA1C cao, bệnh nhân có kèm theo bệnh cao huyết áp, bệnh nhân hút thuốc.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường cũng bắt nguồn từ sự tổn thương của các mạch máu nhỏ. Về bản chất, lưu lượng máu đến các dây thần kinh bị hạn chế, khiến các dây thần kinh không có máu nuôi dưỡng, dẫn đến kết quả tất yếu là làm hủy hại hoặc chết (được gọi là thiếu máu cục bộ).
Biến chứng thần kinh ngoại vi trong tiểu đường làm rối loạn hoặc mất cảm giác, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu tê bì, châm chích, bỏng rát. Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi.
Biến chứng thần kinh tự chủ khiến bệnh nhân khó nuốt, nuốt nghẹn, chậm tiêu, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đại tiểu tiện rối loạn...
Ngoài ra tổn thương thần kinh do đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng cho việc cương cứng dương vật, gây rối loạn chức năng cương dương.
Vậy giai đoạn nào người bệnh Đái tháo đường gặp biến chứng?
Biến chứng cấp tính có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bệnh nếu lượng đường huyết tăng hoặc giảm bất thường. Biến chứng mãn tính khó xác định được thời điểm bắt đầu, đăc biệt đối với ĐTĐ type 2, do bệnh diễn biến âm thầm nên đa phần người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi thăm khám hoặc khi biến chứng đã xuất hiện. Với ĐTĐ type 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện và điều trị sớm hơn. Nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 thực tế khó kiểm soát hơn type 1, khi phát hiện ra bệnh thì biến chứng đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy với cả hai type ĐTĐ, việc phòng ngừa và điều trị sớm biến chứng không thể tách rời trong mục tiêu kiểm soát đường huyết.
Dấu hiệu nhận biết các biến chứng mãn tính như thế nào?
Biến chứng mạch máu có thể biểu hiện ở mắt với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực; ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ đều có thể là những biến chứng của bệnh. Biến chứng thần kinh, chiếm khoảng 50% trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ với các dấu hiệu ban đầu như: tê bì, châm chích, bỏng rát và đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên... Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như: nhiễm trùng dai dẳng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể (miệng, nướu răng, phổi, da, chân…). Có một cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là do lượng đường máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bệnh võng mạc ở người tiểu đường
Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng?
Bên cạnh việc duy trì tốt chế độ điều trị của bác sỹ, chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, người bệnh cần được kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng sớm. Sử dụng thêm một số sản phẩm từ thiên nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng cũng là một lựa chọn mới và hiệu quả cho người bệnh. Các dược liệu như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn giúp điều hòa ổn định đường huyết, hạn chế được một phần tác dụng phụ của thuốc điều trị. Kết hợp với Nhàu và Alpha-lipoic acid - một chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm các stress oxy hóa trong tế bào, nhờ đó bảo vệ mạch máu, góp phần kiểm soát sự phát triển của biến chứng, hạn chế những hậu quả nặng nề do biến chứng tiển triển gây ra.
Bình luận