Biến chứng thận do tiểu đường: Nguy cơ và cách phòng ngừa
Biến chứng bệnh thận do đái tháo đường
Biến chứng thận xuất hiện ở khoảng 20 – 40% bệnh nhân đái tháo đường. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính, suy thận.
Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây tổn thương thận?
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất thải ra ngoài. Mỗi quả thận chứa khoảng một triệu đơn vị lọc máu gọi là các nephron. Các nephron này giúp điều hòa nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất khác.
Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao và được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu. Điều này làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong các nephron, khiến chúng bị mất dần khả năng lọc. Dẫn đến tình trạng protein rò rỉ qua thân vào nước tiểu và chức năng thận dần bị suy giảm.
Nếu không được điều trị, bệnh thận do tiểu đường có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, thận bị mất hoàn toàn chức năng, dẫn đến nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như creatinin, ure tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh. Lúc này, người bệnh buộc phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.
Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường
Bệnh thận tiểu đường ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Thận có thể đã bắt đầu bị tổn thương từ trước khi xuất hiện các triệu chứng. Một dấu hiệu sớm để nhận biết tổn thương thận là sự rò rỉ một lượng rất nhỏ của một loại protein được gọi là albumin vào trong nước tiểu và được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu. Ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 thường xuất hiện dấu hiệu này ngay tại thời điểm chẩn đoán, còn ở bệnh nhân đái tháo đường typ1 thường sau 5 năm mắc bệnh mới xuất hiện microalbumin niệu và sau 10 năm mắc bệnh thì có tới khoảng 50% số bệnh nhân đã bị suy thận giai đoạn cuối.
Biến chứng thận do tiểu đường do tổn thương những mạch máu nhỏ
Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường tương tự như các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, bao gồm:
- Nước tiểu bất thường: có bong bóng hoặc bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có máu trong nước tiểu (thường chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi).
- Phù: do giảm mức lọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể. Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.
- Thiếu máu: rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin (là một hormone thiết yếu để tạo hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong tủy xương). Thiếu máu khiến người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung và cảm giác ớn lạnh.
- Ngứa ở da: do sự tích tụ với nồng độ cao của các chất thải trong máu..
- Mất cảm giác ngon miệng, vị kim loại ở trong miệng hoặc hơi thở có mùi amoniac: Nồng độ ure trong máu cao (hội chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi, không còn cảm giác ngon miệng và hơi thở có mùi.
- Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
- Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu (thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy).
Ngăn ngừa và điều trị biến chứng thận do tiểu đường
Biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Kiểm soát tốt đường huyết có thể làm giảm đến 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu vi thể và giảm 1/2 nguy cơ tiến triển từ protein niệu vi thể thành protein niệu đại thể. Theo khuyến cáo nên:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: ít nhất mỗi năm 1 lần, bệnh nhân tiểu đường typ 2 và bệnh nhân tiểu đường typ 1 đã bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm tìm protein niệu vi thể để phát hiện sớm các tổn thương ở thận trước khi xuất hiện các triệu chứng..
- Kiểm soát tốt đường huyết: luôn giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (< 7mmol/l lúc đói và< 10mmol/l sau ăn 2h).
- Kiểm soát tốt huyết áp (HA): ≤ 120/80mmHg. Bốn cách đơn giản để hạ HA phải thực hiện đồng thời là: giảm cân (nếu có thừa cân); ăn nhạt, bỏ rượu, thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ HA sớm. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân đã có biến chứng thận trong 16 năm cho thấy điều trị kiểm soát tốt HA có thể làm giảm tỉ lệ bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối từ 73% xuống 31%.
- Chế độ ăn: Ăn giảm chất đạm (0,6 - 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn.Tuy nhiên với người bị bệnh thận tiểu đường, chế độ ăn giới hạn protein phải rất thận trọng và cần có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng. Do mất một lượng protein trong nước tiểu, đồng thời bệnh nhân còn bị rối loạn chuyển hóa, làm tăng sự phân giải protein. Vì vậy, người bệnh có thể sẽ cần phải bổ sung protein để ngăn ngừa thiếu hụt protein.
- Sử dụng thảo dược ngăn ngừa biến chứng: Các loại thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa nguy cơ biến chứng do đái tháo đường. Đặc biệt tăng cường các yếu tố bảo vệ cầu thận và các mạch máu nuôi thận, ngăn ngừa xơ hóa thận hay suy thận.
“Bốn thảo dược quý” giúp phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường
Hi vọng qua bài viết trên đã giải đáp được cho các quý vị bạn đọc hiểu hơn về bệnh tiểu đường cũng như biến chứng thận mà người đái tháo đường có thể gặp phải. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Bình luận