Vi khuẩn Lactobacillus giúp kích thích sản xuất insulin trong ruột, làm giảm nồng độ đường trong máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Vi khuẩn Lactobacillus giúp kích thích sản xuất insulin trong ruột, làm giảm nồng độ đường trong máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh nhanh nhất, tăng 200% trong vòng 10 năm. Hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh và dự báo con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2030.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này và người bệnh phải uống thuốc điều trị suốt đời cùng với một chế độ ăn hợp lý, chế độ luyện tập thường xuyên, làm cho việc kiểm soát đường huyết không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đặc biệt đối với bệnh ĐTĐ typ1 khó khăn lớn nhất là phải tiêm insulin suốt đời, khiến họ gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt do phải tuân thủ thời gian tiêm thuốc.

Vì vậy, việc tìm kiếm những loại thuốc có thể thay thế các thuốc điều trị hiện tại với cách sử dụng đơn giản hơn đang là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học và các hãng dược phẩm lớn trên thế giới. Mới đây, tạp chí Diabetes đã công bố một nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Đại học Cornell – New York về thuốc viên có nguồn gốc từ vi khuẩn đường ruột có thể điều trị bệnh đái tháo đường mà không cần phải tiêm insulin hay sử dụng các thuốc hóa dược khác.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra họ vi khuẩn đường ruột Lactobacillus tiết ra hormon glucagon – like peptide 1 (GLP – 1) kích thích giải phóng insulin ở ruột. Họ đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Lactobacillus với nồng độ đường trong máu ở những động vật mắc ĐTĐ nhưng không điều trị bằng insulin hay thuốc hóa dược khác. Sau 3 tháng theo dõi, kết quả cho thấy: Những động vật được cung cấp Lactobacillus hàng ngày có nồng độ đường huyết thấp hơn 30% so với nhóm không được cung cấp. Và thời gian nồng độ đường huyết sau ăn trở về mức bình thường tương tự như những động vật khỏe mạnh. Mặt khác, Lactobacillus không làm tăng sản xuất insulin ở những động vật không mắc ĐTĐ hay rối loạn dung nạp glucose.

Nguon-thuc-pham-cung-cap-Lactobacillus

Nguồn thực phẩm cung cấp Lactobacillus

March – chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ tiếp tục theo dõi các mức liều Lactobacillus cao hơn để đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ của họ vi khuẩn đường ruột này. Từ kết quả này, các nhà khoa học đã kết hợp với công ty dược phẩm sinh học BioPancreate để tiến hành nghiên cứu bào chế thuốc viên probiotic giúp điều hòa đường huyết. Người bệnh chỉ cần uống thuốc vào mỗi buổi sáng thay vì phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày theo đúng thời gian chỉ định hoặc sử dụng rất nhiều loại thuốc vào các giờ khác nhau.

Thực tiễn cho thấy, sự hiện diện của vi khuẩn Lactobacillus còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể như giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, kích thích sản xuất một số vitamin, khoảng chất; kìm hãm hoạt động của các vi khuẩn có hại, chống dị ứng, giảm cholesterol và triglycerit máu.

Người bệnh ĐTĐ nên bổ sung Lactobacillus từ các nguồn thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, phomat, bánh mì, các loại thực phẩm muối chua, bơ, kem, sữa chua, sữa đậu nành, sữa bột có chứa lactobacillus… Đồng thời, không nên sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm, kháng khuẩn, do các thuốc này làm giảm hoạt động hoặc có thể tiêu diệt họ vi khuẩn Lactobacillus.

Vi khuẩn Lactobacillus không chỉ giúp phòng ngừa một số bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng, tăng mỡ máu mà còn mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh ĐTĐ khi các hãng dược phẩm bào chế thành công viên probiotic và chính thức đưa ra thị trường.

Ds. Đông Tây
Nguồn: http://www.medicalnewstoday.com/

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận