Đái tháo đường (ĐTĐ)thúc đẩy sự phát triển của các bệnh về cơ xương khớp và đây cũng là biến chứng gặp ở trên 50% người bệnh.

Đái tháo đường thúc đẩy sự phát triển các bệnh cơ xương khớp

Bệnh cơ xương khớp đang ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, tỉ lệ này ngày càng gia tăng và trẻ hóa với một số tình trạng bệnh lý gây trở ngại trong đời sống sinh hoạt của người bệnh như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp…Đây cũng là một biến chứng gặp ở trên 50% người bệnh đái tháo đường. Bệnh ĐTĐ tuy không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh lý trên nhưng nó thúc đẩy sự xuất hiện hay phát triển các bệnh lý đó. Biến chứng cơ xương khớp do không phải là biến chứng cấp gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh nên thường ít được chú ý trong điều trị. Nhưng nó gây đau đớn, ảnh hướng lớn đến chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ.

Benh-dai-thao-duong-lam-tang-nguy-co-gap-bien-chung-ve-co-xuong-khop

 Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ gặp biến chứng về cơ xương khớp

Đường huyết tăng cao kéo dài dẫn đến quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra mạch mẽ, tăng sinh các chất thải gây tổn thương các tế bào vi mạch máu, thần kinh và hình thành sẹo ở gân. ĐTĐ còn gây lắng đọng collagen ở da, tổ chức quanh khớp; loãng xương, canxi hóa dây chằng, cột sống và hình thành các gai xương. Những nguyên nhân trên dẫn đến các biến chứng cơ xương khớp ở người bệnh ĐTĐ.

Bệnh tiến triển âm thầm, lâu dài và thường gặp ở những người bệnh ĐTĐ typ1 lâu năm hoặc những người mới mắc bệnh ĐTĐ typ2 không kiểm soát tốt đường huyết trước đó.

Một số biến chứng cơ xương khớp thường gặp

- Loãng xương, gãy xương: Các thụ thể của insulin làm tăng hoạt động và tăng sinh tế bào cốt trường thành, vì vậy thiếu hụt hay đề kháng insulin ở bệnh ĐTĐ sẽ làm giảm hay chậm lại quá trình hình thành xương. Mặt khác, tổn thương vi mạch máu dẫn đến các tế bào kém được nuôi dưỡng và giảm dinh dưỡng xương. Bên cạnh đó, đường huyết tăng cao nên tăng đào thải đường qua nước tiểu và kéo theo canxi, phosphate (2 khoáng chất là thành phần chủ yếu của xương), do đó làm giảm mật độ xương. Giảm hình thành xương, giảm mật độ xương gây loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương khi bị té ngã. Khi bị gãy xương, người bệnh rất khó phục hồi tổn thương và có thể bị tàn phế.

- Viêm, đau khớp: Nồng độ đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, do đó rất dễ hình thành các ổ viêm nhiễm lan tỏa khi có vết thương và tỉ lệ viêm tăng gấp 3 lần so với người bình thường. Người bệnh có thể có các triệu chứng như đau lan tỏa các khớp, bàn tay, bàn chân sưng, phù, đỏ, đau nhức, cứng khớp vai, co rút…Ngoài ra, các điểm canxi hóa ở dây chằng, gân do hội chứng tăng sản cũng có thể bị viêm và gây đau đột ngột, dữ dỗi ở vùng vai hay khớp khi vận động mạnh, giảm khả năng vận động ở người bệnh.

- Giảm khả năng vận động ở tay, chân: Người bệnh luôn có cảm giác co cứng, các ngón tay không thể duỗi, gập tự nhiên như ý muốn; tê nhức ở bàn tay, bàn chân, cảm giác tê tăng lên khi vận động mạnh hay cầm nắm đồ vật trong thời gian dài. Đến giai đoạn nặng, người bệnh không thể mở rộng bàn tay do các ngón tay bị co quắp như bóp cò súng và các gân gấp bị dày lên.

Biến chứng cơ xương khớp tuy không ảnh hưởng nguy cấp đến tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ. Do vậy người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm các biện chứng để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ds. Đông Tây
Nguồn: http://clinical.diabetesjournals.org

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận