Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Trong đó, ước tính rằng cứ ba người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có một người xuất hiện các vấn đề về da. Các biến chứng tiểu đường ở da này có thể xuất hiện khá sớm ở thời điểm trước khi bệnh được chẩn đoán. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về cách nhận biết 10 biến chứng trên da thường gặp của bệnh tiểu đường và cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn trong bệnh tiểu đường

Chắc chắn rằng ai trong đời cũng có ít nhất một lần bị nhiễm khuẩn da. Nhưng riêng đối với người bệnh tiểu đường nguy cơ đối diện với căn bệnh này cũng cao hơn và chỉ cần một vết xước nhỏ đã có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các nhiễm khuẩn về da của bệnh tiểu đường thường dễ xuất hiện ở những vị trí như lẹo ở mí mắt, mụn nhọt trên da, viêm nang lông, viêm da tiểu đường, nhiễm trùng móng tay… với các dấu hiệu như là nóng, đỏ, sưng, thậm chí gây đau đớn cho người bệnh.

 Mot-vet-thuong-nho-cung-rat-de-bi-nhiem-trung-trong-benh-tieu-duong

Một vết thương nhỏ cũng rất dễ bị nhiễm trùng trong bệnh tiểu đường

Để điều trị hiện nay các bác sỹ thường kê cho bạn sử dụng một số loại kháng sinh dạng uống hoặc dạng kem bôi. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là cần nhận biết sớm được dấu hiệu để đi khám cũng như quản lý tốt giá trị đường huyết.

Nhiễm nấm (Fungal infections) do bệnh tiểu đường

Nấm candida albicans được xem là thủ phạm chính gây ra các dấu hiệu như nổi đỏ, mẩn ngứa, thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt như nách hoặc kẽ chân, kẽ tay... Nấm ngoài da, nhiễm trùng nấm âm đạo là tình trạng mà nữ giới tiểu đường cũng có thể gặp phải. Khi gặp những dấu hiệu này bạn hãy nói chuyện sớm nhất với bác sỹ để được tư vấn điều trị.

 Nam-ke-chan-o-nguoi-benh-tieu-duong

Nấm kẽ chân ở người bệnh tiểu đường

Da khô và ngứa (Itching) ở người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nhiễm nấm men, mất nước làm da trở nên khô héo hoặc sự tưới máu đến khu vực nuôi dưỡng vùng da đó kém hiệu quả có thể là gốc rễ gây ngứa do tiểu đường.

Ngoài ra, đường huyết cao lâu ngày có thể gây tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến tiết, làm hạn chế tiết mồ hôi tại các chi như tay, chân. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến da của người tiểu đường bị khô, ngứa.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên lựa chọn xà phòng tắm phù hợp, bôi kem dưỡng ẩm cho da khô nhưng tránh bôi lên các vùng nách, kẽ ngón chân.

Bệnh bạch biến (Vitiligo) do tiểu đường

Bệnh bạch biến thường chỉ xuất hiện ở người bệnh tiểu đường type 1 được cho là có liên quan đến phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sắc tố Melanin (sắc tố làm cho da có màu). Quá trình này gây ra các vết trắng loang lổ trên khủy tay, ngực, quanh miệng, mắt hoặc mũi của người bệnh. Vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể làm biến mất hoàn toàn các vùng da bị bạch biến mà chỉ có lời khuyên cho người bệnh là nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 30 để bảo vệ vùng da này.

 Bien-chung-bach-bien-tren-da-thuong-gap-trong-benh-tieu-duong-type-1

Biến chứng bạch biến trên da thường gặp trong bệnh tiểu đường type 1

Tổn thương dây thần kinh liên quan tới da

Tiểu đường có thể gây ra những tổn thương trên dây thần kinh gây mất cảm giác ở bàn chân. Điều đó sẽ khiến bạn dẫm lên một vật thể lạ gây tổn thương cho da mà không biết tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương lan rộng có thể hình thành một vết loét có thể dẫn tới phải cắt cụt chi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ghi nhớ, luôn kiểm tra và quan sát bàn chân của mình mỗi ngày.

Mụn phỏng nước (Bullosis diabeticorum) xuất hiện trên da do bệnh tiểu đường

Mụn phỏng nước ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cẳng tay giống như mụn nước bỏng có nguy cơ cao xuất hiện ở những người mắc biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có một tin  tốt rằng các mụn nước, bóng nước tiểu đường này thường không gây đau đớn và có thể chữa lành trong thời gian khoảng 1 tuần. Nhưng nếu không điều trị tốt, mụn nước bị vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.

 Mun-phong-nuoc-thuong-xuat-hien-o-nguoi-benh-tieu-duong-da-bi-bien-chung-than-kinh

Mụn phỏng nước thường xuất hiện ở người bệnh tiểu đường đã bị biến chứng thần kinh

Nếu bạn đang có các dấu hiệu lạ trên da như khô da, bong tróc, ngứa ngáy, có vết mụn nhọt, bọng nước, vết thương lâu lành… hãy liên hệ chuyên gia theo số 0981 238 219 để được hỗ trợ giải pháp cải thiện hiệu quả nhất!

U vàng phát ban (Eruptive xanthomatosis)

Các u này như những hạt đậu có màu vàng hoặc màu da gà có quầng đỏ xung quanh và gây ngứa. Những nốt này xuất hiện ở bàn chân, lòng bàn tay, cánh tay và mông của nam giới bị tiểu đường type 1 hoặc những người bệnh kiểm soát đường huyết kém, mỡ máu, cholesterol cao.

 U-vang-phat-ban-thuong-gap-o-nam-gioi-bi-benh-tieu-duong-type-1

U vàng phát ban thường gặp ở nam giới bị bệnh tiểu đường type 1

Các ngón tay bị xơ cứng (Digital sclerosis) trong bệnh tiểu đường

Các ngón tay bị xơ cứng là biến chứng có thể gặp ở nhiều người bệnh tiểu đường nhưng nhiều người bệnh thường không biết mà nghĩ rằng mình đang mắc các bệnh lý khác. Sự tổn thương thành mạch máu, các tế bào thần kinh và sự lắng đọng collagen làm dày lên ở các vùng da có nhiều gân gấp là nguyên nhân gây nên bệnh. Điều này làm cho các khớp ngón tay bị lại khiến người bệnh cử động khó khăn. Kiểm soát tốt đường huyết và sử dụng kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da có thể hạn chế được tình trạng này.

U hạt vòng lan tỏa (Disseminated granuloma annulare)

Đặc trưng bởi những đốm có màu đỏ hoặc màu đỏ nâu theo hình tròn hoặc hình vòng cung. Các u hạt này thường xuất hiện trên ngón tay và tai. Ở một số người bệnh còn có hiện tượng ngứa nhẹ. Để điều trị bạn có thể được chỉ định một số thuốc nhóm Steroid như Hydrocortisone.

Benh-tieu-duong-co-the-lam-xuat-hien-bien-chung-u-hat-vong-lan-toa-tren-da

Bệnh tiểu đường có thể làm xuất hiện biến chứng u hạt vòng lan tỏa trên da

Bệnh gai đen (Acanthosis igricans) ở người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường bị béo phì, thừa cân thường xuất hiện các mảng da tối màu, dày lên tại các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, cổ gọi là biến chứng gai đen. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo trước khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi tình trạng này, nhưng giảm cân và quản lý tốt đường huyết các vết đen này có thể mờ dần.

Benh-gai-den-tren-co-nguoi-benh-tieu-duong

Bệnh gai đen trên cổ người bệnh tiểu đường

Tóm lại, để ngăn chặn các biến chứng về da nói riêng và biến chứng do bệnh tiểu đường nói chung thì việc kiểm soát tốt giá trị đường huyết là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc nhận diện sớm được những biến chứng và điều trị tích cực có ý nghĩa quan trọng giúp quản lý bệnh hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Thông tin đến bạn:

Để cải thiện biến chứng tiểu đường trên da, hiện nay, bên cạnh lối sống khoa học, dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược chuyên biệt cho biến chứng. 

Trong số đó, sự phối hợp giữa Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được các chuyên gia đồng thuận về tác dụng hỗ trợ bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống mạch máu, thần kinh - nguyên nhân ra biến chứng tiểu đường ở da. Nhiều người bệnh nhận thấy rằng, họ có sự cải thiện rõ tình trạng khô ngứa da, các vết thương, mụn nhọt, mẩn ngứa nhanh lành hơn… khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ 4 thảo dược này.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp thảo dược này, bạn vui lòng gọi đến chuyên gia theo số:

ITK-219.png

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên da, đồng thời có giải pháp điều trị tích cực có ý nghĩa quan trọng giúp quản lý bệnh về da do biến chứng tiểu đường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Trích nguồn: webmd.com, my.clevelandclinic.org

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận