Tỷ lệ trẻ nhẹ cân thấp còi ở nước ta lên tới 24,3%. Do đó, nguy cơ con trẻ bị thấp còi và nhẹ cân là khá cao. Để có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả cho con, cha mẹ đừng nên bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.

Tỷ lệ trẻ nhẹ cân thấp còi ở nước ta lên tới 24,3%. Do đó, nguy cơ con trẻ bị thấp còi và nhẹ cân là khá cao. Để có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả cho con, cha mẹ đừng nên bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.

Thế nào là trẻ nhẹ cân thấp còi?

Trẻ bị nhẹ cân thấp còi là trẻ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với các trẻ cùng tuổi. Nếu đánh giá theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2006, điểm ngưỡng Zscore dưới độ lệch chuẩn 2 đơn vị (<-2SD) thì được xem là suy dinh dưỡng. 

  • Nếu cân nặng theo tuổi < -2SD thì trẻ được xem là suy dinh dưỡng nhẹ cân (underweight) 
  • Nếu chiều cao theo tuổi <-2SD nghĩa là suy dinh dưỡng thấp còi (stunting). 

Trẻ bị nhẹ cân thấp còi thường có biểu hiện chung là biếng ăn, ăn ít, có vẻ ngoài gầy gò vì cơ thể không hấp thu đủ lượng dưỡng chất cần thiết. 

Trẻ nhẹ cân thấp còi có số đo thể trạng thấp hơn nhiều so với mức trung bình.

Nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân thấp còi

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nhẹ cân thấp còi có thể kể ra như sau:

  • Trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
  • Trẻ không được đảm bảo vệ sinh thân thể và môi trường sống.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn để chống lại bệnh tật, gây giảm cân và chậm lớn.
  • Một số nguy cơ khác có thể kể đến như: Người mẹ bị thấp còi, sinh non, sinh đôi, kinh tế gia đình khó khăn, điều kiện y tế thiếu thốn… 

Trẻ nhẹ cân thấp còi để lại hậu quả như thế nào?

Nhẹ cân thấp còi không chỉ ảnh hưởng tới thể trạng mà còn ảnh hưởng tới trí lực của trẻ

Những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tương lai của trẻ có thể kể ra như sau:

  • Chậm phát triển về trí lực, trí não hoạt động kém hiệu quả, khó tiếp thu kiến thức như bạn bè bình thường
  • Thấp còi khi trưởng thành, thua thiệt về vóc dáng so với các bạn đồng lứa.
  • Giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc phải nhiều chứng bệnh, có nguy cơ tử vong cao.
  • Bé gái khi trưởng thành khó khăn trong sinh nở, nguy cơ đẻ con SDD thấp còi

Cách phòng tránh và điều trị cho trẻ nhẹ cân thấp còi

Tình trạng nhẹ cân thấp còi hoàn toàn có thể được phòng tránh và điều trị. Cha mẹ cần chủ động thực hiện những điều sau. 

Cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu

Sữa mẹ được xem là nguồn dưỡng chất phù hợp nhất đối với trẻ sơ sinh nhờ vào khả năng điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. 

Đây là nguồn dinh dưỡng tối ưu, dễ hấp thụ nhất và có thành phần dinh dưỡng phong phú nhất.  

Sữa mẹ trong 6 tháng đầu đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Các bà mẹ nên cố gắng cho trẻ bú ít nhất là 6 tháng đầu đời và chỉ nên sử dụng các loại sữa bên ngoài khi không còn cách nào khác. 

Bổ sung đủ 8 chất dinh dưỡng quan trọng mỗi bữa ăn cho trẻ

Không chỉ cần đủ lượng calo, cha mẹ cũng cần tính tới chất lượng của dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn của con cần có:

  • Đạm: Chất đạm có vai trò như chất tạo hình chính của cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, cung cấp năng lượng, tạo thành tế bào mới...
  • Béo: Chất béo ngoài vai trò cung cấp năng lượng còn có thể dung hòa các Vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K...
  • Sắt: Chất sắt tham gia vào quá trình tạo hồng cầu - giúp vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme - giúp trẻ em tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Kẽm: Kẽm có thể chống oxy hóa, chống lại các thương tổn vì nhiễm khuẩn và nhiễm độc tố, giúp các vết thương mau lành, giúp trẻ phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh...
  • Vitamin A: Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Nếu thiếu Vitamin A, trẻ thường bị chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng, thị giác kém, quáng gà, thậm chí là mù lòa… 
  • Canxi: Canxi chính là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương. Thiếu Canxi, trẻ sẽ bị chậm lớn, còi xương, biến dạng xương, thấp bé, chậm phát triển...
  • Vitamin D: Loại Vitamin này tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ Canxi cũng như Phốt pho ở ruột và thận.
  • Vitamin C: Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, giúp vết thương mau lành. Đây còn là chất oxy hóa quan trọng, có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều chứng bệnh nguy hiểm về sau.

 Mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân thấp còi

Bổ sung sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Nếu trẻ có biểu hiện biếng ăn, nhẹ cân thấp còi thì cha mẹ có thể cho các con dùng thêm các loại sữa cho trẻ thấp còi biếng ăn. Với hàm lượng dưỡng chất được cô đặc, các sản phẩm này sẽ giúp các bé mau chóng lấy lại thể trạng khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, việc lựa chọn loại sữa cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tương thích tối ưu với sự hấp thụ của trẻ.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho con

Một môi trường sống trong lành, sạch sẽ, nhiều ánh nắng… sẽ làm giảm tỷ lệ ốm vặt, tạo điều kiện cho con hoạt động, phát triển thể chất.

Bên cạnh đó, việc được tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp nhiều Vitamin D - loại Vitamin rất cần thiết trong việc phát triển cơ xương nói riêng, tránh tình trạng trẻ bị nhẹ cân thấp còi.

Khuyến khích con vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên

Cho trẻ vận động, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tuần hoàn của các em hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn hiệu quả hơn, nhờ đó mà phát triển khỏe mạnh hơn.

Đảm bảo con ngủ sớm và đủ giấc

Khi ngủ sâu, não bộ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1 đến 2 giờ sau khi trẻ ngủ, chính vì thế mà cha mẹ nên cho các bé ngủ trước 22 giờ đêm, đảm bảo đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thời gian ngủ lâu hơn, trung bình khoảng 12 tới 14 tiếng mỗi ngày.

Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẹ cân thấp còi

Bổ sung vitamin D3 và lợi khuẩn cho trẻ nhẹ cân thấp còi

Ngoài các bữa ăn chính và sữa dinh dưỡng, cha mẹ nên cân nhắc sản phẩm nhỏ giọt có chứa vitamin như D3 và lợi khuẩn.

  • Vitamin D3 giúp cơ thể tăng hấp thụ Canxi tại ruột, giúp xương rắn chắc và phát triển chiều cao tốt hơn.
  • Lợi khuẩn Bacillus hỗ trợ trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng hấp thu D3 và các chất dinh dưỡng khác, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn. 
  • Ngoài ra kết hợp với Vách tế bào lợi khuẩn Immunepath IP sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch hơn gấp hàng trăm lần, giúp con đề kháng khỏe, ít ốm vặt.

Khi kết hợp cùng nhau, chúng giúp khắc phục rõ rệt tình trạng xương yếu, trẻ thấp còi, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. 

Nhỏ giọt D3 BebuGold- hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ chú ý hơn để giúp các bé phát triển khỏe mạnh, không thua kém bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời mẹ nhớ cho bé sử dụng sản phẩm nhỏ giọt chứa 3 thành phần Vitamin D3, Lợi khuẩn và Vách tế bào lợi khuẩn để hỗ trợ con khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhé!

BTV Lan Anh

banner BGD31.webp

Bình luận