Nhịp tim chậm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khi nào thì được coi là nhịp tim chậm?
Thông thường, nhịp tim của người trưởng thành ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn nằm trong khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Vì thế những người có nhịp tim dưới 60 nhịp/ phút sẽ được xem là nhịp tim chậm.
Nhịp tim chậm thường phổ biến ở những thanh niên khỏe mạnh, các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Ở những người này, hiệu suất bơm máu của tim cao hơn bình thường vì họ đã được rèn luyện thường xuyên, tim chỉ đập ít nhịp nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu máu của cơ thể. Trong trường hợp này thì nhịp tim chậm là hiện tượng sinh lý bình thường, lành tính, không nguy hại đến sức khỏe, không cần điều trị.
Tuy nhiên với các trường hợp nhịp tim chậm do bệnh lý (thường là người cao tuổi), nhịp tim quá chậm dưới 60 nhịp/ phút có thể gây r các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, tê bì chân tay, trí nhớ suy giảm...
Nhịp tim chậm gây mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt
Những triệu chứng do nhịp tim chậm gây ra không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, về lâu dài còn làm tăng nguy cơ mắc suy tim. Đặc biệt nếu nhịp tim chậm ở mức độ nặng, có thể gây ngừng tim, đột tử do tim đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây nhịp tim chậm
Việc tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhịp tim chậm có ý nghĩa lớn đối với cả người bệnh và bác sĩ. Khi xác định được nguyên nhân chính xác, việc điều trị sẽ đi đúng hướng, tiết kiệm về thời gian, chi phí cũng như công sức cho người bệnh. Những nguyên nhân gây nhịp tim chậm thường gặp là:
- Tổn thương tế bào cơ tim, suy nút xoang do sự lão hóa ở người già.
- Rối loạn thần kinh tim.
- Tổn thương do các bệnh lý tại tim như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhiễm trùng cơ tim, bệnh van tim, biến chứng sau phẫu thuật tim…
- Các bệnh lý liên quan như bệnh tuyến giáp không hoạt động, mất cân bằng điện giải trong máu (kali, canxi), hiện tượng ngưng thở khi ngủ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như thuốc chống rối loạn nhịp tim, thuốc an thần, thuốc huyết áp… có thể dẫn tới bệnh lý nhịp tim chậm.
Sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhịp tim chậm
>>> Xem thêm: Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không, cách nào phòng tránh?
Khi có dấu hiệu nhịp tim chậm, bạn cần làm gì?
Nhiều người bị nhịp tim chậm nhưng không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nào. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi chóng mặt, thậm chí ngất xỉu và nghi ngờ nhịp tim chậm thì bạn cần xử lý và làm những điều sau:
Nên đi khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị
Khi cảm thấy mình có vấn đề về nhịp tim, bạn nên tới thăm khám tại bác sĩ để xác định vấn đề mình đang gặp phải có đúng là nhịp tim chậm, mức độ nặng hay nhẹ, nhịp chậm do bệnh lý hay sinh lý. Bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành các xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm tim để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.
Khi tới thăm khám, bạn cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh sự lắng bởi những điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo nhịp tim, khiến việc chẩn đoán bị sai lệch. Bạn cần chia sẻ tất cả mọi thông tin về bệnh sử cũng như là các đơn thuốc đã điều trị trong thời gian gần đây (khoảng 6 tháng), và tiền sử dị ứng với thuốc để bác sĩ nắm bắt rõ tình trạng của bạn.
Tùy theo mức độ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc tây y như thuốc trợ tim. Một số trường hợp phức tạp bạn có thể sẽ phải phải phẫu thuật, gắn máy tạo nhịp.
Trong suốt quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ theo mọi chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Không tự ý ngừng hay thay đổi liều trong quá trình sử dụng, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời. Đồng thời nên đi khám định kỳ 1-2 lần/ năm để bác sĩ theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn được tốt nhất.
Đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhịp tim chậm, phòng ngừa biến cố tim mạch
>>> Xem thêm: Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng
Thay đổi lối sống
Lối sống sinh hoạt lành mạnh có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp bạn ổn định nhịp tim. Chuyên gia khuyến cáo bạn nên áp dụng các cách như sau:
- Tránh những căng thẳng, áp lực, gắng sức trong công việc.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm như chuối, táo, rau cải xanh, rau bina, thịt bò, cá, trứng, sữa tươi…
- Giảm các chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày, ăn giảm đường và muối để phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
- Tập thể dục và giảm cân nếu dư thừa cân nặng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
Sử dụng thảo dược
Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra vai trò của Khổ sâm tới sức khỏe tim mạch nói chung và ác bệnh lý rối loạn nhịp tim nói riêng. Với các tác dụng ổn định điện thế, giúp thư giãn mạch máu cho tim – Khổ sâm được coi là “linh dược” trong phòng và hỗ trợ điều trị những trường hợp rối loạn nhịp tim chậm. Trước đây, Khổ sâm chủ yếu được dùng dưới dạng thô, hiệu quả hấp thu không cao. Giờ đây sản phẩm thảo dược có thành phần chính là cao Khổ sâm đã ra đời. Thảo dược được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên nén phối hợp với nhiều thảo dược tốt cho tim khác như Đan sâm, Hoàng đằng, giúp bạn nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhịp tim chậm.
Khổ sâm giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhịp tim chậm hiệu quả
Trái tim được coi là linh hồn của sự sống, đừng để bệnh nhịp chậm làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như suy giảm chất lượng sống của bạn mỗi ngày, hãy điều trị ngay khi có những dấu hiệu bất thường để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý rối loạn nhịp tim, hay bình luận ngay phía dưới, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình nhất cho bạn.
Nguồn:
https://www.everydayhealth.com/heart-health/understanding-a-slow-heart-rate.aspx
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bradycardia/symptoms-causes/dxc-20321638
https://www.webmd.com/heart-disease/tc/bradycardia-slow-heart-rate-overview#
Bình luận