Parkinson là một trong hai bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến, có nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình lão hóa của não bộ. Tính nhạy cảm di truyền, yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc quá trình phát sinh và tiến triển của nó. Nhiều nghiên cứu gần đây đã tiết lộ vai trò của một số chất dinh dưỡng trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson; cũng như các chất gây thoái hóa thần kinh, làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Sau đây là những thực phẩm có ảnh hưởng ít nhiều đến người bệnh Parkinson.

Đẩy lùi bệnh Parkinson bằng hoạt chất sinh học từ thực phẩm

Khi tiêu thụ các hoạt chất sinh học có lợi trong trái cây và rau quả có khả năng làm giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây, rau, và cá sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh Parkinson, chính vì vậy chế độ ăn Địa Trung Hải đang khuyến cáo sử dụng cho người bệnh Parkinson để tăng cường yếu tố bảo vệ thần kinh.

Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều giàu các chất chống oxy hóa như vitamin A, B, C và E. Tuy nhiên một số người bệnh Parkinson lại sử dụng chúng rất ít, vì vậy mà quá trình oxy hóa xảy ra “tích cực” hơn ở những đối tượng này. Các nghiên cứu dịch tễ học tại Đại học Fukuoka – Nhật Bản cũng chứng minh rằng các thực phẩm giàu carotenoids và β-carotene có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson và giảm nguy cơ mắc bệnh này. Thực phẩm giàu chất này bao gồm gan bò, gà, cá biển, thịt lợn, trứng gà, gấc, rau ngót, cà rốt, cà chua, dưa hấu, bí ngô, rau đay, cần tây, rau dền, rau húng, đu đủ chín, quýt…

Các protein trong đậu nành như isoflavone genistein đã được chứng minh khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó phòng ngừa bệnh Parkinson ở phụ nữ sau mãn kinh.

Từ trước tới nay, bạn và nhiều người vẫn hiểu rằng hút thuốc lá có hại cho hệ thần kinh, vậy nhưng gần đây, nghiên cứu tại Đại học Washington lại cho thấy chế độ ăn giàu chất nicotin tự nhiên từ các thực phẩm họ cà như cà chua, khoai tây, ớt... lại giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở nam và nữ giới chưa bao giờ hút thuốc lá. Bởi hoạt chất nicotin có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất dopamin và làm tăng nồng độ dopamin trong não bộ.
Ngoài ra, các loại rau họ cải như súp lơ, cải bắp, và bông cải xanh… rất giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng bảo vệ thần kinh, vì vậy người bệnh Parkinson có thể bổ sung chúng trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

Ca-chua-giup-lam-giam-nguy-co-mac-benh-Parkinson
Cà chua giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Omega 3 (DHA) giúp chống lại Parkinson

Acid béo không bão hòa đa omega 3 trong các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ,… có khả năng bảo vệ thần kinh và làm chậm tiến triển của một số bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson. Lợi ích omega 3 đối với bệnh Parkinson được thể hiện qua nhiều cơ chế như: chống viêm, làm tăng hoạt động của chất chống oxy hóa khác (glutathion), giảm quá trình chết tự nhiên của tế bào tiết dopamin, tăng nồng độ dopamin… Nghiên cứu tại Brazil cho thấy việc bổ sung omega 3 trong chế độ ăn của người bệnh Parkinson giúp cải thiện đáng kể tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá khả năng làm chậm tiến triển bệnh Parkinson, độ cải thiện rối loạn về vận động hoặc nhận thức của omega 3.

Thực phẩm chứa caffeine tốt cho người bị Parkinson

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh lợi ích của caffeine đối với sức khỏe con người. Trong đó điển hình nhất là tác dụng bảo vệ thần kinh tiết dopamin bằng cách ức chế quá trình stress oxy hóa, viêm - những nguyên nhân gây thoái hóa, lão hóa não. Chất này còn làm chậm tiến triển và giảm triệu chứng rối loạn vận động của bệnh Parkinson thông qua đối kháng thụ thể các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Người bệnh Parkinson có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình một số loại nước uống giàu caffeine như cà phê, ca cao,… nhưng với số lượng không quá nhiều.

Cải thiện triệu chứng chậm vận động với 3 ly trà mỗi ngày

Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy uống 2 ly trà mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, uống trên 3 ly trà/ngày có hiệu quả cải thiện triệu chứng chậm vận động xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Nguyên nhân là do hoạt chất polyphenol trong trà giúp chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ và ngăn chặn tình trạng chết theo chu trình của tế bào thần kinh. Vì vậy, uống trà là một thói quen mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, trong đó có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh khi “có tuổi”, đặc biệt hơn, thức uống này hứa hẹn trở thành một giải pháp điều trị bệnh Parkinson.

Rượu giúp cải thiện chức năng vận động

Viện Khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí PLoS One năm 2011, cho thấy một lượng rượu bia vừa phải có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh Parkinson, trong khi sử dụng một lượng rượu lớn hơn lại làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ lại chưa làm rõ được mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và uống rượu. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy các hoạt chất có trong rượu vang đỏ bao gồm resveratrol và quercetin có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm nên bảo vệ thần kinh, cải thiện chức năng vận động ở những đối tượng bị bệnh Parkinson.

Thảo dược giúp bảo vệ tế bào thần kinh ở người bệnh Parkinson

Trong vài thập niên trở lại đây, các nhà khoa học quan tâm ngày càng nhiều tới khả năng phòng chống và điều trị bệnh Parkinson của một số loại thảo dược. Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Y khoa Trung Quốc gồm 38 loại thảo dược, và 11 công thức kết hợp của các dược liệu trên các mô hình bệnh Parkinson và thu được kết quả khả quan, hứa hẹn sẽ là thuốc điều trị Parkinson. Trong số các dược liệu này, đáng chú ý nhất là 2 thảo dược có mặt trong hầu hết các công thức kết hợp: Thiên ma, Câu đằng.

Hoạt chất gastrodin trong thảo dược Thiên ma (Gastrodia elata) được chứng minh có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh, bảo vệ tế bào thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm quá trình stress oxy hóa, kháng viêm, làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa, chết theo chu trình và tăng cường chức năng tế bào thần kinh. Vì vậy, nó có vai trò hữu ích trong phòng ngừa và làm chậm tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson. Tác dụng này được các nhà khoa học thuộc Đại học Kyungpook, Hàn Quốc và Đại học Nanyang, Singapo; Đại học Quốc gia Chonnam, Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu và chứng minh vào năm 2012 và 2015.  

Cau-dang-Uncaria-spp-giup-bao-ve-than-kinh-trong-benh-Parkinson

Câu đằng (Uncaria spp.) giúp bảo vệ thần kinh trong bệnh Parkinson

Câu đằng (Uncaria spp.) với 2 thành phần chính là Rhynchophylline và isorhynchophylline có tác dụng chống viêm, chống stress oxy hóa, chống lại các độc tố thần kinh, và làm tăng hoạt độ của chất chống oxy hóa nội sinh. Do đó, thảo dược này giúp bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn tình trạng thoái hóa, lão hóa não – nguyên nhân phát triển bệnh Parkinson. Tác dụng này được mô tả chi tiết trong nghiên cứu tổng hợp của Đại học Hồng Kông công bố trên tạp chí Khoa học thế giới (Scientific World Journal) năm 2013. Nghiên cứu này còn nhấn mạnh sự kết hợp của 2 thảo dược này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích trong hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh khác.

Để phòng chống, điều trị bệnh Parkinson hiệu quả, ngay từ bây giờ, bạn hãy chuẩn bị cho mình và người thân một chế độ ăn cân bằng, chứa các loại thực phẩm khác nhau, với nhiều rau và trái cây (đặc biệt là những loại có chứa nicotin), một lượng vừa phải các axit béo omega 3, trà, cà phê, rượu vang để cung cấp các hoạt chất bảo vệ thần kinh, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa và viêm – cơ chế chính của bệnh Parkinson. Bên cạnh đó, sử dụng một số chế phẩm chứa thảo dược Thiên ma, Câu đằng cũng là một giải pháp hợp lý cho đối tượng có nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh Parkinson.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận