Điều trị run vô căn bằng thuốc chẹn beta (Propranolol)
Vì sao các thuốc chẹn beta làm giảm run?
Mặc dù cơ chế tác dụng của các thuốc chẹn beta trong việc giảm run chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Một số nghiên cứu cho thấy propranolol (Inderal) có tác động làm giảm tiết adrenaline. Adrenaline là một chất dẫn truyền thần kinh dạng kích thích, sự gia tăng nồng độ chất này gây co mạch, tăng nhịp tim và khiến tình trạng run trở nên trầm trọng hơn. Một nghiên cứu khác đã chứng minh thuốc chẹn beta có tác dụng đối kháng thụ thể beta-2 nằm sâu trong bó cơ vùng ngoại vi, vì vậy làm giảm các hoạt động dẫn truyền thần kinh cơ quá mức xảy ra trong bệnh run vô căn. Mặt khác, propranolol còn là thuốc có khả năng qua hàng rào máu não vào hệ thần kinh trung ương và ức chế thụ thể beta adrenergic trong não, vì vậy góp phần làm giảm chứng run.
Hiệu quả của propranolol trong việc làm giảm run lần đầu tiên được biết đến vào năm 1965, và kể từ đó, một số nghiên cứu đối chứng đã khẳng định hiệu quả của thuốc này trong điều trị run vô căn. Thuốc được dùng với nhiều mức liều khác nhau, tác dụng không phụ thuộc vào liều và run giảm được trung bình khoảng 50-70% so với giả dược. Thuốc thường có hiệu quả làm giảm run ở các cơ quan thuộc chi trên như run đầu, giọng nói, hoặc lưỡi run hơn. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người bệnh run sử dụng propranolol có hiệu quả sau 1 năm điều trị thường xuyên. Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả, một số người bệnh có thể phải tăng liều điều trị.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta trong điều trị run chân tay
Hàm lượng và liều dùng:
Các thuốc chẹn beta thường được dùng để điều trị run vô căn bao gồm Inderal (propranolol), Tenormin (atenolol), Betapace (sotalol), và Lopressor (metoprolol). Trong đó 2 thuốc sử dụng nhiều nhất là propranolol và metoprolol.
Propranolol hiện đang có dạng viên nén hàm lượng 10, 20, 40, 60 và 80 mg hoặc viên giải phóng kéo dài 60, 80, 120, và 160 mg. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc thường xuyên hoặc khi gặp phải trạng thái tâm lý làm tăng run như căng thẳng hoặc lo lắng…
Inderal – thuốc chẹn beta được sử dụng trong điều trị run vô căn
Cách dùng thuốc propranolol hiệu quả và an toàn
- Các trường hợp bị co thắt khí quản do propranolol có thể sử dụng các thuốc chẹn beta cùng nhóm như atenolol hoặc metoprolol, tuy nhiên hiệu quả của chúng không rõ rệt.
- Bạn nên dùng đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sỹ, tránh tăng liều hoặc dùng thấp hơn liều chỉ định. Không nhai viên thuốc, đặc biệt là dạng giải phóng kéo dài.
- Bạn có thể dùng propranolol cùng thức ăn, tuy nhiên nên thống nhất cách uống ở các lần và vào những thời điểm tượng tự nhau trong mỗi ngày để thuốc phát huy hiệu quả kiểm soát triệu chứng run và hạn chế tình trạng quên thuốc.
- Nếu nhỡ quên 1 liều: hãy uống liều đó ngay khi nhớ ra, hoặc bỏ qua liều đã quên khi thời gian uống liều tiếp theo của bạn là ít hơn 4 giờ đối với dạng viên propranolol thông thường và ít hơn 8h với dạng viên giải phóng kéo dài. Không nên dùng thuốc gấp đôi bình thường để bù cho liều đã quên để tránh quá liều.
- Nếu trong quá trình sử dụng, bạn có biểu hiện nhịp tim chậm hoặc không đồng đều, chóng mặt, yếu mệt, hoặc ngất xỉu, hãy goị ngay bác sỹ điều trị để được xử trí kịp thời.
- Người bệnh run vô căn nên hạn chế uống rượu, mặc dù một lượng rượu nhỏ có thể giúp giảm được run, tuy nhiên làm dụng rượu quá mức hoặc dùng chung với thuốc chẹn beta có thể làm gia tăng nguy cơ quá liều các thuốc này.
Thận trọng khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
- Tuyệt đối không sử dụng propranolol cho các trường hợp sốc tim, suy tim sung huyết không ổn định, nhịp chậm xoang, block nhĩ thất từ độ 2 trở lên, đang mắc bệnh hen suyễn và một số tình trạng quá mẫn với propranolol.
- Sử dụng thận trọng trong các trường hợp suy tim sung huyết ổn định kèm theo rối loạn chức năng tâm thu thất trái.
- Nếu có tiền sử tim mạch, huyết áp và bị run chân tay cần sử dụng thuốc chẹn beta, bạn nên theo dõi huyết áp, nhịp tim hàng ngày để tránh các chỉ số này bị giảm quá mức.
- Cần hạn chế sử dụng đồng thời propranolol và thuốc chẹn kênh canxi (thường dùng điều trị tăng huyết áp), thuốc chống trầm cảm, vì có thể gây hạ huyết áp tư thế đột ngột. Nếu có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, bạn nên ngồi hoặc nằm xuống và nghỉ tại chỗ, tránh đi lại hoặc điều khiển phương tiện giao thông vì rất dễ té ngã.
- Nếu đang dùng thuốc chống đông máu (warfarin, Coumadin) và kết hợp thêm propranolol, bạn có nguy cơ bị chảy máu quá mức, dấu hiệu nhận biết bao gồm sự xuất hiện vết bầm tím bất thường, chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc đi ngoài phân đen.
Một số thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị nhồi máu cơ tim, tăng nhịp tim, cao huyết áp… có thể làm tăng tác dụng phụ của propranolol, vì vậy hãy báo cho bác sỹ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng để có hướng xử trí phù hợp.
- Propranolol cũng có thể làm che lấp các triệu chứng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như tim đập nhanh và huyết áp thay đổi.
Nếu có biểu hiện đau ngực khi ngưng propranolol, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ
- Khi ngưng đột ngột propranolol có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực, và đã có một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Do đó, khi được chỉ định dùng thuốc bày trong thời gian ngắn để trị chứng run vô căn, dù có bệnh tim hay không, bạn cũng nên giảm liều dần dần.
Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta khi dùng điều trị run vô căn
Các tác dụng phụ của propranolol có thể xảy ra ở khoảng 66% đối tượng được điều trị, tuy nhiên mức độ ản hưởng không lớn. Tác dụng phụ phổ biến nhất là cảm giác choáng váng, nhức đầu do hạ huyết áp, nhịp tim chậm hoặc không đều, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng cương dương, buồn rối loạn giấc ngủ, và phản ứng quá mẫn, dị ứng... cũng có thể gặp khi điều trị bằng propranolol.
Một số tác dụng phụ của propranolol có thể không cần điều trị, bởi sau 1 thời gian sử dụng, khi cơ thể đã quen với thuốc và những tác dụng phụ này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xảy ra kéo dài, bạn đừng nên trì hoãn mà hãy sớm trao đổi lại với bác sỹ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Mặc dù thuốc chẹn beta giao cảm được xem là “cứu cánh” cho người mắc chứng run vô căn, nhưng người bệnh không nên lạm dụng thuốc này, một phần vì những tác dụng trên tim mạch, phần khác nó lại không tác động triệt để vào nguyên nhân run. Chính vì vậy, hiện nay các nhà chuyên môn đang định hướng sử dụng thêm các thảo dược truyền thống cùng thuốc tây y để nâng cao hiệu quả kiểm soát chứng run, cải thiện chức năng vận động và tác động vào cơ chế gây run. Trong đó, 2 thảo dược được sử dụng phổ biến để trị run từ hàng ngàn năm trước là Thiên ma, Câu đằng với công dụng an thần, trấn tĩnh, tăng cường bảo vệ tế bào thần kinh... Hiện nay, sự có mặt của sản phẩm hỗ trợ điều trị run chân tay chứa 2 thành phần này cùng với nhiều thảo dược quý khác đã mở ra “Hy vọng cho người bệnh run chân tay”.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Trích nguồn:
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3873223/
https://www.drugs.com/propranolol.html
http://essentialtremor.webs.com/betablockers.htm
Bình luận