Bệnh Parkinson mặc dù không gây tử vong nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biến chứng của bệnh Parkinson không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và gây ra nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể.

Diễn tiến của bệnh Parkinson có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng các biến chứng thường sẽ xuất hiện sau 5 – 10 năm mắc bệnh.

Suy giảm vận động do Parkinson

Các triệu chứng rối loạn vận động như run tay chân, cứng cơ ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson thường xuất hiện với mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nhưng theo thời gian, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế đáng kể, họ phải đối mặt với nguy cơ té ngã cao, dẫn tới chấn thương, gãy xương, nặng hơn là gây nguy hiểm tính mạng. Đến những giai đoạn muộn, người bệnh có thể mất khả năng tự lập nghiêm trọng, không tự thực hiện các sinh hoạt đơn giản hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống hay vệ sinh cá nhân và phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Khó nuốt – biến chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson

Giảm khả năng vận động các cơ trong cổ họng có thể gây ra hiện tượng khó nuốt, nuốt nghẹn ở 50% người bệnh Parkinson. Khó nuốt không chỉ ảnh hưởng việc ăn uống, khiến người bệnh bị sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, mà còn có thể gây tử vong do thức ăn bị lạc vào đường hô hấp gây viêm phổi hoặc tắc nghẽn đường thở.

Kho-nuot-–-bien-chung-pho-bien-cua-benh-Parkinson
Khó nuốt – biến chứng phổ biến của bệnh Parkinson

Trầm cảm

Trầm cảm là triệu chứng rất phổ biến ở bệnh nhân mắc Parkinson, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Những nguyên nhân gây trầm cảm ở người bệnh Parkinson bao gồm:

- Quá trình phát triển của bệnh gây ra những thay đổi về nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm giác hạnh phúc.

- Các triệu chứng của bệnh Parkinson ảnh hưởng nặng nền đến cuộc sống hàng ngày, điều này khiến cho nhiều người bệnh tự đặt mình vào trạng thái cảm xúc tiêu cực (buồn bã, chán nản, thất vọng,…).

- Một số phương pháp điều trị bằng thuốc (chẳng hạn như levodopa kết hợp với chất chủ vận dopamine) gây tác dụng phụ là các hành vi tự cưỡng bức (compulsive behavior) như nghiện cờ bạc, nghiện mua sắm, nghiện tình dục. Những bệnh nhân từng có hành vi tự cưỡng bức hoặc có tiền sử/lịch sử gia đình lạm dụng rượu có nhiều khả năng phát triển chứng nghiện cờ bạc. Phẫu thuật kích thích não sâu cũng có thể làm tăng nguy cơ nghiện cờ bạc ở những người có tiền sử.

Ảnh hưởng đến tư duy và tâm thần

Sa sút trí tuệ: Giảm khả năng suy nghĩ, vận dụng ngôn ngữ và kỹ năng giải quyết vấn đề có thể xảy ra rất sớm ở những bệnh nhân Parkinson không được điều trị hoặc điều trị muộn. Thuốc điều trị Parkinson cũng góp phần gây ra tình trạng này.

Suy giảm trí nhớ: Tình trạng suy giảm trí nhớ phổ biến ở những bệnh nhân Parkinson lớn tuổi gấp hơn 3 - 6 lần so với những người bệnh thuộc độ tuổi trung niên. Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra rất sớm ở những bệnh nhân lớn tuổi bị trầm cảm nặng. Những người mắc bệnh Parkinson với triệu chứng ban đầu là cứng đờ cơ bắp (chứ không phải run) và ảo giác có xu hướng dễ bị sa sút trí tuệ hơn. Ảo giác cũng có thể xảy ra ở 1/3 số người dùng thuốc điều trị Parkinson.

Suy-giam-tri-nho-pho-bien-o-nhung-benh-nhan-Parkinson-lon-tuoi

Suy giảm trí nhớ phổ biến ở những bệnh nhân Parkinson lớn tuổi

Các biến chứng khác làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh Parkinson

Một số biến chứng khác cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh Parkinson:

Vấn đề về thị lực: Ngệnh Parkinson có thể gặp phải các vấn đề về thị lực như suy giảm khả năng nhận biết màu sắc và tầm nhìn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, khiến người bệnh dễ bị tai nạn hoặc té ngã hơn.

Rối loạn giấc ngủ: Buồn ngủ quá mức vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm là những rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở những người mắc bệnh Parkinson. Rối loạn giấc ngủ thường xuất phát từ bản thân bệnh hoặc là tác dụng phụ của thuốc điều trị. Một số bệnh nhân còn bị chuột rút ở chân vào ban đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Một số loại thuốc điều trị bệnh còn gây ảo giác đánh thức và giấc mơ sáng suốt (vivid dreams).

Suy giảm tình dục: Mặc dù bệnh Parkinson và thuốc điều trị có thể gây hành vi tình dục cưỡng bức nhưng căn bệnh này cũng làm cho người bệnh cảm thấy tự ti và giảm ham muốn, chức năng tình dục.

Giảm chức năng khứu giác, vị giác: Giảm cảm giác về mùi vị cũng là một vấn đề thường gặp ở người bệnh Parkinson

Bên cạnh đó, bệnh Parkinson còn có thể làm tăng nguy cơ mật độ xương thấp và bệnh loãng xương ở cả hai giới, vì vậy các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân Parkinson nên đi xét nghiệm loãng xương thường xuyên.

Phòng ngừa biến chứng của bệnh Parkinson

Mặc dù cho đến này vẫn chưa có cách nào chữa trị dứt điểm và chặn lại tiến triển của bệnh Parkinson, nhưng bằng cách kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu; dinh dưỡng, tập luyện khoa học và nguồn động viên từ gia đình, có thể góp phần cải thiện được chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến tình của bệnh.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược truyền thống là Thiên ma, Câu đằng có tác dụng làm tăng lượng Dopamin nội sinh trong não của người bệnh Parkinson bằng cách ức chế enzym Monoamine oxidase B (MAO-B) - men phân giải Dopamin, nhờ đó mang lại hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng run, cứng đờ, chậm chạp, giúp làm chậm tiển triển của bệnh và hạn chế những tác động bất lợi của thuốc điều trị cho người bệnh Parkinson. 

Người bệnh Parkinson được phát hiện và điều trị bệnh sớm với những phương pháp kể trên sẽ giúp hạn chế được các biến chứng của bệnh, cải thiện tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Tham khảo: http://www.nytimes.com/health/guides/disease/parkinsons-disease/possible-complications.html
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận