Bệnh Parkinson ở mọi lứa tuổi đều như nhau nhưng nếu khởi phát khi còn trẻ, căn bệnh này sẽ “cướp” đi nhiều năm sống có ý nghĩa. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng về cách kiểm soát, điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ trong bài viết này!

Michael J. Fox là một diễn viên nổi tiếng mắc bệnh Parkinson từ khi mới 29 tuổi

Michael J. Fox là một diễn viên nổi tiếng mắc bệnh Parkinson từ khi mới 29 tuổi

Bệnh Parkinson ở người trẻ đang ngày càng phổ biến

Bệnh Parkinson xảy ra trước 45 tuổi được xem là Parkinson ở người trẻ (hay còn gọi là Parkinson khởi phát sớm - YOP). Trước đây, Parkinson thường được xem là căn bệnh của người già với độ tuổi trung bình là 65 tuổi. 

Ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc Parkinson từ 25 - 50 tuổi. Tại Mỹ, khoảng 4% trong số 1 triệu người mắc bệnh Parkinson được chẩn đoán trước tuổi 50. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng con số này có thể cao hơn vì bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi thường bị chẩn đoán nhầm do có triệu chứng không rõ rệt.

Bệnh Parkinson đang ngày càng “trẻ hóa” trong độ tuổi từ 25 đến 50

Bệnh Parkinson đang ngày càng “trẻ hóa” trong độ tuổi từ 25 đến 50

Các triệu chứng Parkinson ở người trẻ

Triệu chứng bệnh Parkinson ở người trẻ bao gồm triệu chứng vận động và triệu chứng không vận động, như sau:

Triệu chứng không vận động

Triệu chứng vận động

- Khó ngủ, mất ngủ hoặc hay gặp ác mộng

- Táo bón

- Rối loạn đường tiết niệu 

- Giảm ham muốn tình dục

- Tăng tiết nước bọt

- Thay đổi cân nặng

- Suy giảm thị lực

- Suy giảm khứu giác

- Rối loạn hành vi REM (hành vi bất thường khi ngủ như nghiến răng, la hét trong giấc ngủ)

- Rối loạn tâm trạng (trầm cảm, lo lắng)

- Hạ huyết áp khi thay đổi từ tư thế nằm, ngồi sang đứng

- Co cứng cơ và run khi nghỉ ngơi, khởi phát có thể là run ngón tay cái và ngón trỏ (giống động tác vê viên thuốc).

- Vận động chậm và khó khăn.

- Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.

- Tiếng nói, chữ viết bị nhỏ dần đi.

- Khom lưng hoặc nghiêng người về phía trước khi di chuyển.

Nếu bạn hoặc người nhà có các dấu hiệu trên đây thì không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm tại khoa nội thần kinh của các bệnh viện uy tín.

ĐT-218.jpg

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người trẻ

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người trẻ được xác định là do các yếu tố di truyền, môi trường… đặc biệt là các gen đột biến. Tại Mỹ, quỹ Parkinson đã công bố nghiên cứu cho thấy 65% người phát bệnh Parkinson dưới 20 tuổi, và 32% người bệnh Parkinson ở độ tuổi 20 - 30 là do tình trạng đột biến gen

Ngoài ra, yếu tố môi trường như tiếp xúc chất động hóa học, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm hay chất độc màu da cam cũng là nguyên nhân gây bệnh Parkinson. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Parkinson ở người trẻ

Nguy cơ mắc bệnh Parkinson sẽ cao hơn nếu một người có những yếu tố sau đây:

  • Sinh sống trong khu vực tồn tại chất ô nhiễm hữu cơ, chất độc công nghiệp.
  • Người làm việc phải tiếp xúc với các chất độc hại như mangan, chì hoặc các dung môi hóa học.
  • Người gặp chấn thương vùng đầu.
  • Nam giới

Nam giới có nguy cơ mắc Parkinson cao hơn nữ giới đến 1,5 lần

Nam giới có nguy cơ mắc Parkinson cao hơn nữ giới đến 1,5 lần

Phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson ở người trẻ

Hiện nay, chẩn đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào lâm sàng do chưa có xét nghiệm cụ thể nào giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh tật, triệu chứng bệnh, khám thần kinh và làm các bài kiểm tra phản xạ (ví dụ như chỉ tay lên mũi, triệu chứng run sẽ giảm đi hoặc biến mất).

 Cách điều trị bệnh parkinson ở người trẻ

Bệnh Parkinson chưa thể chữa khỏi nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh nếu kiên trì điều trị bằng thuốc kết hợp lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý, cụ thể:

  • Điều trị nội khoa (thuốc điều trị)

Một số loại thuốc thường được kê đơn khi điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ là: Levodopa, thuốc ức chế men chuyển COMT (Tasmar, Entacapone), thuốc chủ vận dopamin (Parlodel, Mirapex, Sifrol), thuốc ức chế MAO - B (Eldepryl, Azilect).... 

Tìm hiểu thêm các loại thuốc điều trị Parkinson và lưu ý khi sử dụng.

Phụ thuộc vào mục tiêu điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc ở mỗi người một khác. Hầu hết người bệnh Parkinson trẻ tuổi đều có đáp ứng tốt với các thuốc điều trị.

Nhóm thuốc chủ vận Dopamin được sử dụng phổ biến trong điều trị Parkinson ở người trẻ

Nhóm thuốc chủ vận Dopamin được sử dụng phổ biến trong điều trị Parkinson ở người trẻ

  • Duy trì vận động hàng ngày

Người bệnh Parkinson nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập đi bộ, đạp xe, bơi lội… hoặc bất kỳ bộ môn nào bạn yêu thích. Việc vận động hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng run, cứng cơ, khó di chuyển do bệnh gây ra và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. 

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh Parkinson trẻ tuổi cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là não. Đặc biệt, bổ sung trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu còn giúp cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa giúp người bệnh giảm tình trạng run chân tay, chậm vận động và táo bón. 

  • Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên

Nhiều nghiên cứu tại Đài Loan, Nhật Bản đã chứng minh trong các loại thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng an thần, trấn tĩnh và đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Từ đó giúp tăng cường chức năng, não bộ và ổn định tính dẫn truyền thần kinh làm giảm các triệu chứng run, co cứng chân tay và chậm vận động ở người bệnh.

Thiên ma, Câu đằng là bộ đôi thảo dược giúp giảm run chân tay hiệu quả cho người Parkinson 

Thiên ma, Câu đằng là bộ đôi thảo dược giúp giảm run chân tay hiệu quả cho người Parkinson 

  • Phẫu thuật, can thiệp

Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật Parkinson phổ biến nhất là phẫu thuật kích thích não sâu, phẫu thuật dao gamma, cấy ghép não bằng mô não của thai nhi… Chi phí của những ca phẫu thuật Parkinson rất cao (khoảng 800 triệu đồng), vì thế chỉ khi điều trị bằng thuốc kém hiệu quả thì bác sĩ mới đưa ra phương án phẫu thuật.

Giải đáp những câu hỏi về bệnh Parkinson ở người trẻ

Dưới đây là phần giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh Parkinson ở người trẻ:

Vì  sao bệnh Parkinson ở người trẻ có tác động quan trọng?

Có hai lý do khiến bệnh Parkinson khởi phát sớm có vai trò quan trọng:

  • Thứ nhất, người bệnh đang trong giai đoạn phát triển sự nghiệp, gia đình và có thể đang nuôi con nhỏ. Khi khả năng vận động suy yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Thứ hai, những người bệnh Parkinson trẻ tuổi có nhiều sự khác biệt về khía cạnh y học và khoa học so với người già, từ đó giúp các nhà nghiên cứu có  những phát hiện mới giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ, người trẻ bị bệnh Parkinson khả năng cao là do di truyền hoặc tiếp xúc với một chất độc nhất định nào đó; người trẻ có não bộ “trẻ hơn”, vì vậy họ thích ứng nhanh với các phương pháp điều trị hơn.

Tác động tâm lý của bệnh Parkinson trên bệnh nhân trẻ tuổi?

Lo lắng và trầm cảm là hai triệu chứng rất phổ biến đối với người bệnh Parkinson. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở người bệnh Parkinson trẻ tuổi vì họ đang trong độ tuổi lao động và phải nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Người bệnh có thể gặp tình trạng ảo giác, suy giảm trí nhớ và chứng sa sút trí tuệ.

50% những người được chẩn đoán mắc Parkinson ở người trẻ bị trầm cảm

50% những người được chẩn đoán mắc Parkinson ở người trẻ bị trầm cảm

Lời khuyên cho những người trẻ tuổi mắc bệnh Parkinson:

  • Tìm hiểu các thông tin về bệnh Parkinson để trang bị kiến thức cho mình và người thân.
  • Tích cực phối hợp và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chuyên gia trị liệu…
  • Xây dựng chế độ sống và chế độ ăn lành mạnh, khoa học.
  • Tập thích nghi và chung sống hòa bình cùng bệnh Parkinson.
  • Tham gia các buổi trò chuyện, tư vấn cùng chuyên gia tâm lý để giúp người bệnh giải tỏa tâm lý.

Bệnh Parkinson ở người trẻ hoàn toàn có cơ hội kiểm soát và có tỷ lệ sống lâu hơn so với người lớn tuổi. Điều quan trọng là người bệnh cần nhận biết sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận