Mắc bệnh Parkinson là cú sốc lớn không chỉ đối với bạn mà còn cả gia đình của họ. Tuy nhiên, có rất nhiều điều mà bạn và những người thân yêu làm được để quản lý triệu chứng, duy trì sự độc lập và tiếp tục cuộc sống trọn vẹn. Hai trong số đó là chế độ ăn hợp lý và tập phục hồi chức năng.

Người bệnh Parkinson nên ăn gì?

Với một chế độ ăn uống thích hợp, cơ thể sẽ làm việc hiệu quả hơn, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và thuốc điều trị Parkinson cũng hoạt động tốt hơn.

Không có thực đơn dinh dưỡng cụ thể cho người bệnh Parkinson, nhưng một chế độ ăn lành mạnh cơ bản gồm có:

-  Ăn nhiều loại thức ăn từ mỗi nhóm thực phẩm. Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có ý định uống vitamin bổ sung hàng ngày.

-  Duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua tập thể dục và ăn uống điều độ.

-  Ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ như rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, gạo, trái cây tươi.

-  Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol.

-  Hạn chế ăn đường

-  Ăn lượng muối vừa phải

-  Uống 8 ly nước mỗi ngày (khoảng 1,8l nước)

-  Hạn chế đồ uống có cồn vì chúng có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị Parkinson.

 

Nguoi-benh-Parkinson-nen-an-nhieu-rau-cu-qua

Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều rau củ quả

Cẩn trọng tương tác giữa thuốc điều trị Parkinson và thực phẩm

Levodopa thường là loại điều trị chính cho người bệnh Parkinson. Thuốc levodopa thường hoạt động tốt hơn khi uống lúc đói, ít nhất 30 phút đến 1 giờ trước bữa ăn với khoảng 100ml nước. Nếu uống đúng cách, thuốc sẽ được hấp thụ trong cơ thể nhanh hơn.

Ở một số người, levodopa gây buồn nôn khi uống lúc đói. Do đó, người bệnh thường phải uống levodopa kết hợp với carbidopa (Sinemet) hoặc thuốc chỉ có carbidopa (Lodosyn). Nếu gặp buồn nôn liên tục, bạn cần phải dùng thuốc và áp dụng các biện pháp sau để làm giảm triệu chứng:

-  Uống nước có gas hoặc nước đá. Đồ uống có chứa đường có thể làm dịu dạ dày tốt hơn so với các chất lỏng khác.

-  Tránh nước ép cam và bưởi bởi vị chua có thể khiến bạn buồn nôn hơn.

-  Ăn, uống chậm.

-  Nên uống nước giữa các bữa ăn thay vì lồng trong bữa ăn.

-  Ăn nhẹ, thức ăn nhạt

-  Tránh thực phẩm chiên, dầu mỡ và thực phẩm ngọt

-  Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

-  Ăn thực phẩm lạnh ở nhiệt độ phòng để tránh bị buồn nôn do mùi thức ăn nóng.

-  Nghỉ ngơi sau khi ăn, chú ý luôn giữ cao đầu. Hoạt động ngay sau khi ăn gây buồn nôn và dẫn đến nôn mửa.

-  Không đánh răng ngay sau khi ăn

-  Nếu buồn nôn khi thức dậy buổi sáng, hay ăn bánh quy giòn trước khi ra khỏi giường hoặc món ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ (thịt nạc hoặc pho mát).

-  Cố gắng ăn khi không cảm thấy buồn nôn.

Ngoài ra, bạn nên thay đổi lượng protein hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ. Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn giàu protein làm giảm hiệu quả của levodopa.

Tập luyện cho người bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson ở bất kỳ giai đoạn nào đều được hưởng lợi từ các bài tập trong chương trình phục hồi chức năng.

Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh. Phục hồi chức năng có thể cải thiện sự cân bằng, khả năng đi bộ và chức năng tổng thể, đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson. Bạn nên tập các bài thể dục mức độ vừa phải đến nặng ngay từ khi được chẩn đoán bệnh và duy trì lâu dài. Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên tập các bài tập aerobic như đi bộ giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người già khỏe mạnh, và điều này cũng đúng đối với người bệnh Parkinson.

Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson gồm có những gì?

 Phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-benh-Parkinson

Phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson

Phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson gồm sự phối hợp giữa vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, và ngôn ngữ trị liệu.

Kế hoạch phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson bao gồm:

-  Các bài tập tăng cường sức mạnh và linh hoạt

-  Tập thể dục (Aerobic)

-  Các bài tập cải thiện sự nhanh nhẹn: Đi bộ, đứng lên từ trên ghế, giảm nguy cơ té ngã.

-  Tăng khả năng tự chăm sóc cho người bệnh

-  Tập viết chữ

-  Kiểm soát căng thẳng

-  Hỗ trợ thông tin

-  Đào tạo âm ngữ và cải thiện khả năng nuốt và hô hấp.

Chương trình phục hồi chức năng có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc trung tập phục hồi chức năng địa phương. Độ dài của chương trình phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của người bệnh.

Nếu biết kết hợp giữa nhiều phương pháp điều trị, bao gồm thuốc điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện và giải pháp hỗ trợ, người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể chung sống hòa bình và lâu dài với bệnh. Người bệnh hãy tuân thủ chỉ định của bác sỹ và tham gia vào các lớp phục hồi chức năng sớm để có được điều này.
 

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

https://www.helpguide.org/articles/alzheimers-dementia/parkinsons-disease-and-dementia.htm

http://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/eating-right-parkinsons#1

https://my.clevelandclinic.org/services/rehabilitation-sports-therapy/specialty-therapy-services/neurological-rehabilitation-services/parkinsons-disease-rehabilitation

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận