Bị run tay tuy không nguy hiểm, nhưng có thể trở thành rào cản trong cuộc sống, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm và gặp rắc rối trong các hoạt động thường ngày. Vì vậy, việc xác định được nguyên nhân gây run và điều trị sớm là rất cần thiết, để giúp giảm bớt những khó khăn cho người bệnh.

Bị run tay là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Run tay có thể là bệnh hoặc triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây run tay gồm có:

- Run vô căn: là bệnh run tay phổ biến nhất ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây run tay vô căn chưa được xác định chính xác, nhưng nó có thể liên quan đến sự lão hóa và suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh theo tuổi tác.

- Bệnh Parkinson: là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây run tay ở người cao tuổi, xảy ra do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh sản xuất Dopamin trong não, có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…

- Rối loạn thần kinh thực vật: là nguyên nhân chính gây run ở người trẻ tuổi, thường do căng thẳng, stress kéo dài hoặc lối sống không điều độ gây nên.

- Bệnh cường giáp: sự gia tăng nồng độ của các hormon tuyến giáp có thể làm rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan, trong đó có hệ thần kinh cơ, và gây ra biểu hiện run tay.

- Bệnh lý tiểu não: Tiểu não có nhiệm vụ điều hòa thăng bằng và phối hợp các vận động của cơ thể. Vì một số lý do nào đó như chấn thương,nhiễm khuẩn, hoặc thoái hóa tiểu não do di truyền… có thể khiến tiểu não bị tổn thương, dẫn tới triệu chứng run tay và nhiều rối loạn vận động khác.

Một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc chống trầm cảm, chống động kinh, thuốc an thần, điều trị hen suyễn,..); ngộ độc kim loại nặng (như asen, chì, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, Magie)… cũng có thể gây run tay.

 Run tay có thể là bệnh hoặc triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau

Run tay có thể là bệnh hoặc triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau

Triệu chứng bệnh run tay

Triệu chứng bệnh run tay có thể khác nhau phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh:

- Bị run tay do bệnh và hội chứng Parkinson: có triệu chứng điển hình là tay bị run khi nghỉ, còn khi hoạt động run sẽ giảm dần hoặc biến mất.

Run tay vô căn: bị run tay khi hoạt động hoặc làm một số động tác chuyên biệt như run tay khi cầm nắm đồ vật, run tay khi viết,… Khi nghỉ ngơi tay sẽ hết run.

- Bị run tay do rối loạn thần kinh thực vật: tay thường bị run khi căng thẳng, hồi hộp lo lắng hoặc đứng trước người khác.

- Bị run tay do bệnh tiểu não: tay bị run khi thực hiện các động tác có chủ đích như chạm đầu ngón tay lên mũi (còn gọi là ngón tay chỉ mũi) hay ấn nút.

- Bị run tay do bệnh cường giáp: run ở các ngón tay và bàn tay với biên độ nhỏ, có thể kèm theo nhiều biểu hiện khác như nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, căng thẳng, bứt rứt, khó chịu.

Bị run tay khám ở đâu tốt nhất?

Khi xuất hiện triệu chứng run tay, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của những bệnh viện lớn tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để được thăm khám và điều trị bệnh.

Một số chuyên gia đầu ngành về thần kinh học ở Việt Nam mà bạn có thể tìm đến đó là:

- GS Lê Đức Hinh – nguyên chủ tịch hội thần kinh Việt Nam,  thường khám sáng thứ 2 tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp, Số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.

- BS Lê Minh, phòng khám thần kinh, BV Đại học Y Dược TP HCM, 215 Hồng Bàng, TP. HCM

- GS Lê Văn Thành, phòng khám 247 Đào Duy Từ, TP HCM

Bị run tay có chữa được không?

Hầu hết các chứng bệnh run đều khó chữa khỏi được hoàn toàn, ngoại trừ một số nguyên nhân chẳng hạn như run do bệnh cường giáp, run do tác dụng phụ của thuốc, hoặc run do thiếu vitamin, khoáng chất, nếu điều trị tốt bệnh thì biểu hiện run có thể hết.

Cách chữa bệnh run tay

Để chữa trị bệnh run tay hiệu quả cần phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm:

Thay đổi lối sống: ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho não bộ, như cá, các loại hạt như hạt, các loại rau quả có màu đậm. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà đặc… vì chúng có thể khiến ngày càng run tăng nặng. Nên dành ra 30p – 1h mỗi ngày để luyện tập thể dục, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần và giảm run hiệu quả như thiền, yoga, hít sâu thở chậm, đi bộ, dưỡng sinh…

 Tập thiền, yoga có thể giúp giảm run tay hiệu quả

Tập thiền, yoga có thể giúp giảm run tay hiệu quả

Điều trị bằng thuốc: Đối với chứng run tay do bệnh Parkinson, thuốc điều trị cơ bản là Levodopa (một tiền chất của Dopamin), để giúp cải thiện lượng Dopamin trong não. Tuy nhiên thuốc thường chỉ có đáp ứng tốt trong giai đoạn đầu, sau một vài năm sẽ có hiện tượng nhờn thuốc kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn.

Với run tay vô căn, hai loại thuốc chính thường dùng là propranolol hoặc primidone, nhưng chúng không phải luôn đáp ứng tốt ở tất cả người bệnh.

Đối với chứng run do stress hay rối loạn thần kinh thực vật, các thuốc an thần cũng có thể được sử dụng để giúp giảm bớt tình trạng run. Tuy nhiên chúng chỉ nên được dùng khi bệnh run nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống, bởi việc lạm dụng thuốc kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên tâm thần kinh.

Giảm run với các hoạt chất sinh học tự nhiên từ Thiên Ma, Câu đằng: Trong khi các thuốc điều trị Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài, thì các hoạt chất sinh học tự nhiên lại ngày càng tỏ ra có nhiều ưu thế bởi tính an toàn và những hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Trong đó phải kể đến các hoạt chất sinh học có trong hai thảo dược truyền thống là Thiên ma và Câu đằng, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, tăng cường bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh, ổn định tính dẫn truyền, nhờ đó giúp làm giảm dần các chứng run hiệu quả do mọi nguyên nhân.

Phẫu thuật điều trị run: phẫu thuật kích thích não sâu hoặc mở đồi thị có thể được cân nhắc lựa chọn, với chứng run do Parkinson hay run vô căn nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc. Bởi những phẫu thuật này khá phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro, biến chứng.

Việc điều trị bệnh run tay không hề dễ dàng, vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp để giúp hạn chế tần suất, mức độ của các cơn run và ngăn bệnh tiến triển.

Ds. Thu Thảo

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tremor-or-shaking-hands/
https://medlineplus.gov/ency/article/003192.htm
https://www.livestrong.com/article/18976-causes-hand-tremors/

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận