“Bệnh Parkinson sống được bao lâu, làm cách nào để kéo dài tuổi thọ” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho biết, để kéo dài tuổi thọ, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống thì bất kỳ ai mắc bệnh Parkinson dù là nặng hay nhẹ đều cần được sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chỉ mình điều đó thôi có thể chưa đủ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn những bí quyết chăm sóc sức khỏe dài hạn, từ đó có thể giúp bạn sống khỏe mạnh tới già.

Khi bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển có xu hướng nặng dần theo thời gian. Mặc dù Parkinson không trực tiếp dẫn tới tử vong, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.  

Không có một con số chính xác người bệnh Parkinson có thể sống được bao lâu. Bởi điều này còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh và các bệnh mắc kèm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí “Archives of Neurology” khảo sát ở 140.000 người từ 65 tuổi trở lên trong vòng 6 năm cho thấy: có hơn 64% những người bệnh Parkinson tham gia cuộc khảo sát đã qua đời.

 

Bệnh parkinson có thể làm suy giảm tuổi thọ của người bệnh

Khi xét đến các yếu tố như: tuổi tác, chủng tộc và giới tính…số lượng người bệnh tử vong do Parkinson cao gấp 4 lần so với những người mắc các bệnh thông thường khác. Đồng thời, tỷ lệ tử vong do bệnh Parkinson cao tương đương so với tỷ lệ tử vong do mắc các bệnh lý về tim mạch, chứng mất trí của Alzheimer, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) …

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia về bệnh Parkinson cho biết: Sự thiếu hụt hàm lượng dopamin trong não về lâu dài có thể dẫn tới các triệu chứng như giảm khả năng vận động và phối hợp, làm tăng nguy cơ té ngã dẫn tới chấn thương và tử vong. Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp tử vong ở người Parkinson là do suy kiệt - bởi người bệnh gặp phải tình trạng cứng cơ khớp dẫn tới chứng khó nuốt và chậm hấp thu dinh dưỡng tại đường ruột.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 45.000 người nhập viện do Parkinson cũng phát hiện ra rằng, đa số ở giai đoạn cuối người bệnh nhập viện là do các lý do:

  • - Nhiễm trùng: Chiếm 21%

  • - Bệnh tim: Chiếm 18.5%

  • - Viêm phổi: Chiếm 13%. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do thức ăn dễ đi lạc vào đường hô hấp dẫn tới kết quả viêm phổi. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người Parkinson.

Các nguyên nhân khác liên quan đến dạ dày, ruột, hệ thần kinh, nội tiết… không đáng kể.

Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhiều người bệnh Parkinson có thể kéo dài và duy trì một cuộc sống chất lượng trong khoảng từ 10 - 20 năm.

Những yếu tố làm suy giảm tuổi thọ của người parkinson?

Sau đây là tập hợp những yếu tố đã được chứng minh có thể ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ ở người Parkinson:

  • Tâm lý: Việc phải chống chọi và đôi khi là che dấu các triệu chứng của bệnh khiến người Parkinson ngày càng trở nên mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất. Căng thẳng, stress ngược lại có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không giải tỏa được cảm xúc gián tiếp làm suy giảm tuổi thọ người bệnh Parkinson so với những người bình thường.

  • -Yếu tố môi trường: Người bệnh Parkinson nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại (hóa chất độc hại, thuốc diệt cỏ…) có nguy cơ làm tiến triển bệnh nặng hơn so với những người sống trong môi trường lành mạnh hơn.

 

Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có thể làm suy giảm tuổi thọ của người Parkinson

  • Tuổi: Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán bệnh Parkinson khi đã qua tuổi 60. Và khi tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa mạch, bệnh gan thận… càng lớn sẽ làm tăng rủi ro cho người bệnh Parkinson.

  • Giới tính: Theo thống kê nam giới sẽ có nguy cơ tử vong do các biến chứng của bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.

  • Khả năng tiếp nhận các phương pháp điều trị bệnh: Người bệnh Parkinson nếu được tiếp nhận điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ có thể kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm so với trường hợp không điều trị, hoặc điều trị muộn.

Xem thêm:

Những biến chứng của bệnh Parkinson và cách phòng tránh

Cải thiện chứng khó nuốt, nuốt nghẹn do bệnh Parkinson

70% bệnh nhân Parkinson bị rối loạn giấc ngủ về đêm

Những cách giúp người bệnh sống lâu hơn khi bị Parkinson?

Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt trước khi các biến chứng của của bệnh bắt đầu nặng lên.

Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc, sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống phù hợp cũng sẽ giúp cho người bệnh nâng cao sức khỏe.

  • - Kiểm soát chế độ ăn: nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đặc biệt là trái cây, rau củ quả, các loại cá biển, quả hạch giúp bổ sung chất chống oxy hóa, chất béo tốt có lợi cho hoạt động của não bộ và hệ tiêu hóa.

  • - Tăng cường luyện tập thể dục đã được chứng minh có thể cải thiện chứng run rẩy, co cứng cơ bắp, làm giảm nguy cơ té ngã ở người Parkinson.

  • - Nghỉ ngơi thường xuyên và cố gắng ngủ đủ giấc.

  • - Kiểm soát căng thẳng bằng cách thường xuyên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, hoặc hít sâu thở chậm. Chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân cũng chính là cách làm giảm lo lắng rất hiệu quả.

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người bệnh Parkinson đã tăng lên đáng kể nhờ những tiến bộ trong y học điều trị. Bởi vậy việc phát hiện sớm và điều trị triệu chứng kịp thời là “chìa khóa vàng” để làm giảm những biến chứng của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

https://www.verywell.com/life-expectancy-in-parkinsons-disease-4129033

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận