Bệnh run tay ở thanh niên và những cách chữa trị hiệu quả ít ai ngờ
Bệnh run tay ở thanh niên vẫn có nhiều cách chữa hiệu quả
Run tay chân ở thanh niên là bệnh gì?
Run tay chân ở thanh niên ít khi là bệnh, ngoại trừ bệnh run vô căn. Đa phần đó là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân gây tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của hệ thần kinh. Chúng bao gồm:
-
Các bệnh lý tổn thương tế bào kinh thần kinh như: Rối loạn thần kinh thực vật, bệnh đa xơ cứng, chấn thương não bộ, Alzheimer’s, Parkinson…
-
Các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như cường giáp, đái tháo đường, cao huyết áp…
-
Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, cafein…
-
Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là các nhóm vitamin, khoáng chất như canxi, magie, b6…
-
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị như (thuốc điều trị hen, corticosteroid và các thuốc được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý rối loạn thần kinh và tâm thần nhất định).
-
Tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất độc hại khác trong môi trường, thực phẩm
-
Suy gan, suy thận.
-
Ngộ độc thủy ngân, chì hoặc kim loại nặng (hiếm gặp).
Dấu hiệu run tay cảnh báo bạn nên đi khám?
Không phải trường hợp nào bị run tay cũng nhất thiết phải đi bệnh viện kiểm tra. Có những trường hợp run là do sinh lý không phải điều trị. Cụ thể:
-
Run do hạ đường huyết: Run tay chân do hạ đường huyết thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, choáng váng, đói cồn cào… Khi bạn ăn một chiếc kẹo ngọt hoặc uống cốc nước trái cây hoặc vài thìa cà phê đường các triệu chứng này sẽ hết. Tuy nhiên, nếu biểu hiện hạ đường huyết diễn ra thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm nguyên nhân xử lý tận gốc.
- Run ở các bạn trẻ bị căng thẳng hoặc ngủ nghỉ không đầy đủ: Nếu biểu hiện run chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, run nhẹ ở ngón tay, không nghiêm trọng thì có thể không cần đi khám. Đa phần các bạn trẻ tuổi sau một thời gian thức khuya, hoặc học tập căng thẳng, hoặc gia đình có chuyện buồn, uống nhiều cà phê… cũng có thể bị run tay. Khi dành đủ thời gian nghỉ ngơi run sẽ tự hết. Nếu biểu hiện run không giảm mà tăng thêm, khi đó bạn mới cần đến bệnh viện kiểm tra.
Các triệu chứng run tay bạn cần đi khám sớm:
-
Bệnh run tay xuất hiện khi hồi hộp, mất bình tĩnh, căng thẳng, có thể kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực…
-
Tay bị run khi làm các công việc tỉ mỉ như viết, vẽ, cầm kéo cắt tóc… Run khi cầm nắm đồ vật như cầm cốc nước, cầm bát ăn cơm.
-
Run tay kèm biểu hiện nhịp tim nhanh, mắt lồi hoặc vùng cổ to bất thường.
-
Run tay chân, yếu cơ, khó khăn khi đi lại hoặc làm bất kỳ công việc nào khác. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có thể chỉ chạy vài bước đã thấy run và muốn xỉu.
-
Có triệu chứng run tay kèm theo các điều kiện: có người nhà cũng bị run tay, từng bị chấn thương ở não từ trước, đang dùng thuốc điều trị hen hoặc thuốc rối loạn tâm thần.
Khi bị run tay nên đi khám ở đâu?
Đối với tất cả các chứng bệnh run nói chung và run tay nói riêng, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đến thăm khám tại các chuyên khoa thần kinh của những bệnh viện uy tín như:
Ở miền Bắc:
- Bệnh viện Bạch Mai – Khoa nội thần kinh
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện TW Quân đội 108- Khoa thần kinh:
Địa chỉ: số 1 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Viện lão Khoa Trung ương:
Địa chỉ: Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Ở miền Nam:
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM - Khoa Nội thần kinh
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Hồ Chí Minh
- BV Chợ Rẫy - Khoa Nội thần kinh
Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
- BV Nhân dân 115 - Khoa Nội thần kinh
Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
Những cách chữa bệnh run tay ở thanh niên hiệu quả
Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng cứ bị run tay là cần dùng thuốc, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ run bác sĩ sẽ có cân nhắc phù hợp. Chẳng hạn như nếu run do bệnh cường giáp bạn phải dùng thuốc; run do thiếu canxi, magie, b6… bạn sẽ cần uống thêm những chế phẩm bổ sung.
Chế độ ăn khoa học có thể cải thiện đáng kể triệu chứng run tay
Hầu hết các nguyên nhân gây run ở người trẻ là do rối loạn thần kinh thực vật (hoặc cường giao cảm), run vô căn. Với chứng run này, bác sĩ rất ít khi cho thuốc, ngoại trừ biểu hiện run rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Khi đó, cách giúp bạn giảm run tay chân hiệu quả chính là:
-
Cân đối dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như Viatmin b1, b6, viatmin D có trong những loại rau xanh và hoa quả tươi.
-
Hạn chế bia rượu, thuốc lá do chúng là những chất kích thích thần kinh và là nguyên nhân chính gây ra bệnh run tay ở thanh niên hiện nay.
-
Thường xuyên vận động: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, tập các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền… để giúp tăng cường sự dẻo dai các cơ và hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng run.
-
Và cuối cùng dù bạn đang mắc phải bệnh run tay do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì sự lo âu căng thẳng đều là những yếu tố khiến cho tình trạng của bạn trở nên nặng thêm. Vì vậy hãy học cách điều tiết cảm xúc của mình và lưu ý ngủ đủ giấc mỗi ngày để không làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể.
Cách chữa bệnh run tay ở người trẻ bằng thuốc nam
Khi chưa có các cách chữa run tay triệt để từ tây y, thì đông y lại có những bài thuốc giúp làm giảm run hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng. Và trong hầu hết các bài thuốc giảm run tay từ đông y luôn có mặt của bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Thiên ma, Câu đằng có tác động: tăng cường sự nuôi dưỡng hệ thần kinh; tăng cường năng lượng, bảo vệ tế bào thần kinh. Từ đó giúp làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa, ổn định hoạt động dẫn truyền thần kinh, nên giúp làm giảm run hiệu quả. Hiện nay để thuận tiện cho các bạn trẻ sử dụng, Thiên ma, Câu đằng đã có mặt trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho người bị run tay chân do mọi nguyên nhân. Tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm này TẠI ĐÂY.
Tóm lại, bệnh run tay ở thanh niên không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy bối rối và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, thay vì lo lắng, hãy tích cực làm theo những hướng dẫn phía trên để cải thiện triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn:
https://www.healthline.com/health/treating-shaking-hands
https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Tremor-Fact-Sheet
Bình luận