[Giáo sư giải đáp] Tất cả những thắc mắc về chứng bệnh run tay
Tay bị run không chỉ gây khó khăn cho công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà hơn thế nữa còn là sự tự tin và bản lĩnh cá nhân, nhất là khi ở trước tập thể hay chốn đông người. Khi không thể điều khiển được đôi tay theo ý muốn, nhiều người mới bắt đầu lo lắng không biết mình mắc phải căn bệnh gì, nên đi khám ở đâu và làm thế nào để chữa khỏi? Nhưng hãy thật bình tĩnh và đọc thật kỹ bài viết này, Giáo sư tại bệnh viện 108 sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Những lý do khiến bạn bị run tay?
Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn thần kinh Viện Nghiên cứu y dược lâm sàng 108, khi thấy biểu hiện run tay người ta thường nghĩ ngay đến bệnh Parkinson. Nhưng thực tế, tay bị run là dấu hiệu của rất nhiều chứng bệnh khác nhau.
Run tay là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm, nhưng nguyên nhân sâu xa đều là do rối loạn hoạt động hệ thần kinh vận động
Đó có thể là các nguyên nhân gây tổn thương tại não, ví dụ tổn thương cấu trúc não sau đột quỵ, viêm não; thoái hóa chất trắng não. Các tổn thương về mặt chức năng của não ví dụ ngộ độc, nghiện rượu hay trong một số trạng thái suy nhược thần kinh, trầm cảm, stress quá mức làm cho hoạt động chức năng của não bị thay đổi.
Tay bị run còn có thể do các bệnh thực thể ngoài não, ví dụ bệnh cường giáp basedow, đái tháo đường… Nhưng cũng có những trường hợp không tìm ra nguyên nhân kể cả khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm - bệnh run vô căn.
Tuy nhiên, ở những người trẻ, phần lớn tình trạng run là do quá trình làm việc nhiều căng thẳng, áp lực; nghỉ ngơi không điều độ, lạm dụng nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá khiến hệ thần kinh bị suy nhược. Còn đối với người già, thông thường run chân tay được cho là biểu hiện của sự thoái hóa, lão hóa não bộ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ, bởi ngoài những nguyên nhân kể trên thì chứng run ở người già còn do các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ gây nên.
Run tay có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp run tay đều không ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, tình trạng run sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không điều trị, không thay đổi lối sống và điều tiết tâm lý ổn định.
Bệnh cạnh đó, nếu run do bệnh Parkinson hay các bệnh lý gây tổn thương não thì việc điều trị càng sớm hiệu quả đem lại sẽ càng cao. Do đó, khi thấy có biểu hiện run tay mà không phải run do và hạ đường huyết, tốt hơn hết là bạn hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Run tay có di truyền không, có lây không?
Trong tất cả các bệnh gây run, không có căn bệnh nào lây lan, dù là đường máu, hô hấp hoặc tiếp xúc qua da. Nhưng xét về khả năng di truyền thì run do bệnh Parkinson và run vô căn là hoàn toàn có thể. Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông, tỷ lệ di truyền của bệnh run vô căn lên tới 50%, còn bệnh Parkinson dao động khoảng 29 - 45%.
Tuy nhiên, không phải cứ bố mẹ mắc bệnh thì con cái cũng sẽ bị. Thực tế ở những người này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người bình thường khác. Giáo sư Thông cũng nhấn mạnh, có rất nhiều người dù bố mẹ ông bà bị bệnh nhưng vẫn không bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về chứng bệnh này, hãy ăn uống, tập luyện thật khoa học, tránh xa các hóa chất độc hại và giảm thiểu căng thẳng, áp lực từ cuộc sống. Bởi đây là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa chứng bệnh này.
Bị run tay khám ở đâu?
Bạn có thể đến các chuyên khoa thần kinh của bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương để khám và điều trị run tay
GS.TS Nguyễn Văn Thông khuyên rằng: “Để khám run chân tay, bạn có thể đến bệnh viện công hoặc tư nhân… có các chuyên gia thần kinh có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ ở Hà Nội bạn có thể đến Bệnh viện Quân y 108, Bệnh viện Bạch Mai, một số các bệnh viện khác tuyến quận… Hay trong TP Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều bệnh viện, ví dụ bệnh viện trường Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115,…
Nhưng không nên hi vọng một lần khám mà xác định được nguyên nhân gây bệnh ngay. Bởi nếu quá đông bệnh nhân, bác sĩ sẽ không có nhiều thời gian để tư vấn kỹ cho bạn. Tốt nhất, khi đến khám, bạn nên trình bày tất cả các triệu chứng mình gặp phải với thầy thuốc và tiền sử gia đình nếu ai đó cũng bị run giống bạn”.
Run tay có chữa khỏi được không?
Giáo sư Thông cho rằng: nếu run do thói quen sinh hoạt hoặc biết được nguyên nhân thì có thể chữa khỏi được. Hay một số bệnh thực thể như bệnh basedow, đái tháo đường nếu điều trị tốt thì có thể giảm run hoặc khỏi hẳn.
Tuy nhiên nhiều trường hợp khó có thể chữa khỏi, ví dụ run do yếu tố gia đình, bệnh run vô căn, Parkinson. Mặc dù vậy, nhưng có rất nhiều cách để cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh theo thời gian.
Chữa trị run tay như thế nào?
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, tùy theo nguyên nhân bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc điều trị phù hợp. Ví dụ run do bệnh cường giáp, basedow cần dùng các thuốc ức chế TSH, Iot.... Trong trường hợp đột quỵ cần dùng kết hợp thuốc tăng huyết áp, đái tháo đường, hạ lipid máu. Đối với người bệnh run vô căn hay, run do trầm cảm, suy nhược thần kinh phải dùng các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Nếu thiếu vitamin thì bổ sung các vitamin, khoáng chất. Điều quyết định là ta phải tìm nguyên nhân dẫn đến run và từ đó dùng thuốc cho thích hợp.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, việc kết hợp sử dụng thêm hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng giúp nâng cao đáng kể hiệu quả điều trị run chân tay. Bởi đây là các thảo dược chứa các hoạt chất tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào não bị tổn thương, làm ổn định tính dẫn truyền. Vì vậy, về lâu dài giúp cơ thể tự thiết lập lại cân bằng và điều chỉnh những rối loạn, từ đó cải thiện run tay do nhiều nguyên nhân, giúp người bệnh cầm nắm và sinh hoạt dễ dàng hơn.
Nếu còn băn khoăn chưa được giải đáp hết, hãy để lại bình luận/số điện thoại tại đây hoặc gọi ngay tới số hotline 0981 238 218 để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn trực tiếp.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Bình luận