Run, tim đập nhanh, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay, tức ngực, khó thở... là một số triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Hệ thần kinh thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Gọi là thần kinh thực vật vì nó điều hoà các chức năng của cơ thể không theo ý muốn chủ quan của con người. Thần kinh thực vật tham gia điều tiết hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hoá... ví dụ nhịp tim, huyết áp, cảm giác nóng lạnh, ra mồ hôi, co dãn mạch...

Run có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Run có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật 

Run – một biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật - thường được gọi với tên chung là chứng rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV). Triệu chứng của RLTKTV rất phong phú và có thể rất khác nhau ở từng đối tượng. Ở các trường hợp RLTKTV nặng, các triệu chứng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh như: cảm thấy đầu óc chếnh choáng hoặc hoa mắt, chóng mặt; rối loạn giấc ngủ, thường là mất ngủ; thể hiện một sự nhạy cảm với ánh sáng quá mức; đối với nam dễ có biểu hiện rối loạn khả năng cương cứng dương vật; rối loạn vận mạch ở da, da nổi mẩn đỏ, dễ bị rám nắng; rối loạn nhịp tim; hay đi tiểu tiện, kể cả ban ngày hay ban đêm; thường xuyên có cảm giác buồn nôn; ra mồ hôi quá nhiều; cảm thấy mệt mỏi, lo âu quá mức; tụt huyết áp tư thế, đôi khi có thể dẫn đến ngã đột ngột; đau ngực, cảm giác khó thở; đau dây thần kinh; khô miệng... Trong đó, run cũng là một triệu chứng hay gặp của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Run do RLTKTV có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, run tăng khi thay đổi trạng thái cảm xúc. Tình trạng run có thể giảm khi người bệnh luyện tập và điều chỉnh trạng thái tâm lý.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Các bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,...): Ở những người mắc các bệnh tự miễn trong cơ thể người bệnh xuất hiện những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây nên tổn thương ở các bộ phận đó, trong đó có cả hệ thống thần kinh thực vật gây ra RLTKTV.

Tổn thương dây thần kinh: Do chấn thương, phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ.

Sử dụng một số thuốc điều trị: Bao gồm cả một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim.

Mắc một số bệnh mạn tính: Chẳng hạn như bệnh Parkinson, tiểu đường.

Một số bệnh truyền nhiễm: Một số virus và vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn gây bệnh phong, bạch hầu, có thể gây ra bệnh thần kinh thực vật.

Di truyền: Một số bất thường di truyền cũng có thể gây ra bệnh thần kinh thực vật.

Nếu tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì cần chữa theo nguyên nhân nhưng cho đến nay việc xác định nguyên nhân của bệnh còn rất khó khăn và không chính xác. Các phương pháp hiện nay hầu như chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng của bệnh. Các thuốc hay được sử dụng: Benzodiazepine để điều trị lo âu, hồi hộp, mất ngủ; Các nhóm thuốc chống suy nhược cơ thể, chống trầm cảm, thuốc điều hòa nhịp tim hoặc những điều chỉnh để giúp người bệnh thích nghi dần với hạ huyết áp tư thế như là nâng cao đầu giường, ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chế độ ăn mặn hơn... Ngoài ra người bệnh có thể luyện tập các phương pháp thể dục thể thao phù hợp như: ngồi thiền, tập yoga, khí công... để giúp tinh thần ổn định, hạn chế các triệu chứng của bệnh.

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận