Tham gia các CLB Parkinson, giữ tinh thần lạc quan, chia sẻ với mọi người... là bí quyết giúp bệnh nhân Parkinson vượt qua khó khăn do bệnh gây ra.

Tuy nhiên các thuốc điều trị thường chỉ có hiệu lực tốt trong khoảng thời gian từ 4 – 6 năm, sau đó các triệu chứng của bệnh ngày càng trở nên khó kiểm soát. Không chỉ có run, Parkinson còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: mất kiểm soát cơ, tàn tật, rối loạn tâm thần, suy giảm tuổi thọ,...

Dưới đây là một số lời khuyên giúp người bệnh Parkinson dễ dàng chung sống với bệnh:

1. Sống lạc quan và không chú ý quá nhiều đến bệnh

Tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn để xác định bạn là ai và ai là người mà bạn yêu thương. Quan tâm đến gia đình và bạn bè. Làm những gì bạn thích. Vui vẻ với cuộc sống hiện tại và làm việc có ích, đừng để Parkinson giữ chân bạn trong bất kỳ hoạt động nào.

Nguoi-benh-Parkinson-nen-giu-tinh-than-lac-quan

Người bệnh Parkinson nên giữ tinh thần lạc quan

2. Thảo luận về bệnh Parkinson với gia đình và bạn bè

Bên cạnh bạn có rất nhiều bạn bè và người thân sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Bạn nên chia sẻ với họ những khó khăn và những vấn đề bạn đang gặp phải. Đừng để sự tự ti và xấu hổ vì bệnh khiến bạn trở nên cô lập.

3. Xem xét việc tham gia vào các câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson

Câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson sẽ giúp kết nối với những người có sự hiểu biết thực sự về những gì bạn đang trải qua. Đây cũng là nơi an toàn để bạn chia sẻ cảm xúc với những người có nhiều kinh nghiệm, đồng thời ở đây bạn có thể được cung cấp thêm thông tin về bệnh Parkinson bởi các chuyên gia.

4. Tập thể dục

Bất cứ bài tập thể dục nào có tác dụng làm tăng khả năng bơm và hút máu của tim đều có thể ngăn chặn được chứng trầm cảm, sa sút trí tuệ thậm chí có ảnh hưởng tích cực đến bệnh Parkinson. Nếu bệnh Parkinson của bạn trở nên trầm trọng hơn, không cho phép bạn tập các bài tác động đến chức năng tim thì các động tác ở tư thế thấp như Thái Cực Quyền đã được chứng minh giúp thư giãn, tăng tính linh hoạt và cân bằng.

5. Chủ động gặp gỡ bác sĩ

Khi bị bệnh, bạn sẽ có nhiều điều gây lo lắng, đừng ngại hỏi bác sĩ về bệnh tật, thuốc men hoặc các liệu pháp điều trị khác.

6. Tìm hiểu các phương pháp luyện tập để kiểm soát tâm lý căng thẳng

Khi bạn bị bệnh mãn tính, công việc hàng ngày dù đơn giản cũng khiến bạn rất bực bội và căng thẳng. Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng bệnh Parkinson trong đó có run. Khi gặp phải tình trạng căng thẳng bạn cần kiểm soát cảm xúc bằng các bài tập thư giãn nhẹ nhàng như ngồi thiền hoặc Yoga.

7. Đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ

Khoảng 50% những người bị bệnh Parkinson bị trầm cảm. Vì vậy bạn nên trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm ngăn ngừa bệnh trầm cảm nặng hay chứng lo âu.

8. Tôn giáo

Niềm tin tôn giáo có thể giúp nhiều bệnh nhân thêm niềm tin vào bản thân, hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống và giúp họ đối phó tốt hơn với bệnh.

9. Tham gia vào các nhóm tình nguyện

Hãy gạt bỏ những mặc cảm bệnh tật và tình nguyện tham gia các hoạt động giúp tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson có đặc tính riêng biệt và các triệu chứng đòi hỏi không chỉ có dùng thuốc mà phải phối hợp nhiều giải pháp trong điều trị. Vì vậy người bệnh nên tìm hiểu thêm về các phương pháp để kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế biến chứng do bệnh gây ra. Những lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và điều trị bệnh Parkinson hiệu quả hơn.

DS. Đông Tây

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận