Người bệnh Parkinson thường gặp phải các vấn đề như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm cân do tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ra.

Người bệnh Parkinson thường gặp phải các vấn đề như táo bón, mất khứu giác và vị giác, đồng thời có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do thuốc điều trị gây ra buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, người bệnh Parkinson có thể cải thiện tình trạng trên và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do suy kiệt nếu quan tâm hơn và có những điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Táo bón

Tình trạng táo bón khá phổ biến ở bệnh Parkinson do cơ bị co cứng, đồng thời còn kết hợp với tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị. Để khắc phục tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson, trước hết cần bắt đầu từ việc cung cấp đầy đủ nước trong chế độ ăn uống. Khởi đầu, hãy tăng lượng nước uống thêm nửa ly mỗi ngày cho đến khi đảm bảo mỗi ngày uống ít nhất 6 đến 8 ly nước. Các loại nước ép trái cây, sữa bơ, nước dừa và súp nên được bổ sung trong chế độ ăn uống để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Người bệnh Parkinson thường bị táo bón

Người bệnh Parkinson thường bị táo bón

Một số người bệnh Parkinson bị táo bón triền miên hay sử dụng thuốc nhuận tràng để giải quyết nhanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo thời gian thuốc nhuận tràng lại làm hỏng niêm mạc đại tràng, gây những hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần lưu ý không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng để khắc phục tình trạng báo bón. Thay vào đó, trong chế độ ăn uống nên tăng cường lượng carbohydrates. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả là những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung trong chế độ ăn uống. Lượng chất xơ cần khoảng 25-35 g/ ngày. Và nước là một phần không thể thiếu, nên uống ngày 2-3 lít nước.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng bàng quang và đường tiểu thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh Parkinson, do bị mất cảm giác khát. Người bệnh Parkinson không cảm thấy khát, ngay cả khi nước là một phần không thể thiếu với họ. Tình trạng thiếu nước dẫn đến vi khuẩn phát triển trong bàng quang và đường tiết niệu gây nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần duy trì uống nước đầy đủ. Một biện pháp hiệu quả để tránh nhiễm trùng đường tiểu là sử dụng nước trái cây việt quất.

Giảm cân

Có nhiều trường hợp người bệnh Parkinson có thể bị giảm cân, cơ thể gầy gò và thiếu năng lượng. Nguyên nhân là do trầm cảm có thể gây thiếu cảm giác ngon miệng và làm giảm nhu cầu ăn uống. Nhiều người bị mất cảm giác mùi và vị ảnh hưởng đến sự thèm ăn của họ. Một nguyên nhân khác nữa là do khó thực hiện các thao tác khi ăn. Bệnh nhân đôi khi mất một thời gian dài để ăn một bữa do gặp khó khăn khi nhai và nuốt. Triệu chứng run và rối loạn vận động cũng đốt cháy nhiều calo của người bệnh. Đây là nguyên nhân trong nhiều trường hợp, người bệnh Parkinson ăn uống đầy đủ nhưng vẫn bị giảm cân. Với những bệnh nhân này cần cố gắng ăn nhiều hơn để lấy lại năng lượng và trọng lượng. Cần có thời khóa biểu để thời gian giữa các bữa ăn cách đều nhau. Người bệnh Parkinson không nên ăn rau sống và rau trộn xà lách. Những loại nước rau ép, rau nấu chín và súp có thể là những lựa chọn tốt hơn.

Nếu người bệnh khó nuốt, hay nghẹn nên thay thế bằng các món ăn lỏng. Giảm cân do trầm cảm cần gặp các bác sĩ về thần kinh học để được giúp đỡ.

Làm thế nào để khắc phục những vấn đề trên?

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống là điều cần thiết với người bệnh Parkinson. Luôn chuẩn bị sẵn các loại thực phẩm bạn thích vì nó giúp bạn dễ ăn và kích thích tiêu hóa tốt hơn. Các món ăn nhẹ như đậu nành, bánh quy và kem nên được duy trì thường xuyên. Cần lưu ý đến các yếu tố như táo bón, giảm cân hoặc các bệnh khác như tiểu đường, tăng huyết áp để có bữa ăn phù hợp. Ngoài ba bữa chính, cần có thêm ba bữa ăn nhỏ với đồ ăn nhẹ thường xuyên hàng ngày để thêm năng lượng và giúp người bệnh tăng cân. Đồ ăn nhẹ có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng và giúp chống lại mệt mỏi. Cần hạn chế ăn thực phẩm giàu protein từ động vật, thay vào đó bằng nguồn protein thực vật như đậu khô, các loại hạt sẽ tốt hơn cho người bệnh.

Nguyễn Mai

Theo http://www.medindia.net

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận

  • Phạm Thị THiên Kim
    Phạm Thị THiên Kim - Gửi lúc 14:42 28/07/2016
    cho hỏi chú mình trên 70 tuổi bị bệnh parkingson vfa tiểu đường uống vương lão kiện hết không?
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn,Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển mạn tính, do đó hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc và phương pháp phẫu thuật cũng chỉ nhằm cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện tuy không phải là thuốc, nhưng giúp hỗ trợ làm giảm chứng run, cải thiện khả năng vận động cho chú của bạn. Chú bạn có thể dùng với liều 4 – 6 viên/2 lần/ ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc tây đang sử dụng từ 1 – 2 giờ.Bên cạnh đó, chú bạn lại mắc thêm bệnh tiểu đường, do đó chú bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế ăn nhiều đường, kẹo ngọt, tinh bột, các thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc… ; tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ, cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày; kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên để cải thiện đường huyết tốt hơn và tăng cường phục hồi khả năng vận động cho cơ thể. Chúc gia đình bạn khỏe mạnh!