Một trong những hậu quả của stress tương đối phổ biến nhưng lại ít được để ý đến đó chính là chứng bệnh run (run chân tay, run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy...).

Áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, xã hội… đang khiến chúng ta mất đi những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn và làm gia tăng tình trạng căng thẳng hay còn gọi là stress. Stress tác động lên cả thể chất lẫn tinh thần và gây ra nhiều rối loạn trên toàn hệ thống. Một trong những hậu quả của stress tương đối phổ biến nhưng lại rất ít được để ý đến đó chính là chứng bệnh run (run chân tay, run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run…).Run-do-stress-kha-pho-bien-o-nguoi-tre

Run do stress khá phổ biến ở người trẻ

Những người mắc bệnh run thường phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, có khi phải thay đổi cả nghề nghiệp hoặc tạm gác lại niềm đam mê công việc. Anh Quang C - Vũng Tàu, một bác sĩ ngoại khoa, gần 30 năm gắn bó với nghề, nhưng đã có một khoảng thời gian anh phải chịu “án treo dao mổ” chỉ vì chứng run tay do stress kéo dài.

Đã không ít người lầm tưởng, bệnh run chỉ gặp ở người cao tuổi bởi bệnh của tuổi già, bệnh Parkinson. Nhưng thực tế, bệnh run còn gặp ở hầu hết mọi giới, mọi lứa tuổi khi não bị tổn thương não (chấn thương, đột quỵ) hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật... Bên cạnh đó, cùng với guồng quay của cuộc sống, bệnh run xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi. Hầu hết họ đều không biết rằng, chính stress cùng với những thói quen có hại cho sức khỏe như ngồi nhiều, ít vận động, làm việc nhiều giờ trước máy tính, thức khuya… là cơ hội cho chứng run ghé thăm. Tâm sự của bạn Lê N - Hà Nội: “Em là nhân viên văn phòng, thường xuyên phải làm việc dưới áp lực cao, và gần như phải ngồi cả ngày trước máy vi tính. Gần đây em thấy bị run tay, nhiều lúc cầm đồ vật như muốn rớt ra, em không hiểu mình đang mắc bệnh gì”.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, stress kéo dài sẽ tạo ra những áp lực trên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết lượng adrenaline và cortisone vào trong máu, khiến cho hệ thần kinh thực vật tăng cường hoạt động và dẫn đến những biểu hiện run tay chân, nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp và đau nhói vùng ngực trước tim, khó thở, buồn nôn, mệt mỏi,… Chứng run trong trường hợp này thường xuất hiện khi thay đổi cảm xúc và tăng lên khi mệt mỏi, căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, hay tập trung chú ý vào một việc gì đó. Bạn Quang Đ - Hải Phòng cho biết: “Cứ mỗi khi tập trung làm việc gì đó tỉ mỉ hay có ai chú ý đến mình thì tay em lại run lên bần bật”.

Đối với chứng run do stress, việc sử dụng những thuốc an thần dài ngày từ hóa dược có thể giúp giải quyết phần nào vấn đề, song việc sử dụng cũng được các bác sỹ rất cân nhắc khi “lợi bất cập hại”, bởi nhiều tác dụng không mong muốn gây tổn hại đến hệ thống thần kinh và gây lệ thuộc thuốc. Vì thế, các loại thảo dược có tác dụng an thần – trấn tĩnh – trừ run, được nhiều chuyên gia thần kinh học quan tâm và đánh giá cao.

Song song với thuốc điều trị nền, liệu pháp tâm lý rất cần thiết để giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, lo lắng và giảm run. Tuy nhiên, để việc điều trị hiệu quả, không thể thiếu thái độ tích cực và chủ động của người bệnh trong điều trị. Đó là, tập luyện thường xuyên để điều tiết cảm xúc (tham gia các hoạt động thể lực, tập yoga, thiền, hít sâu thở chậm…), tự điều chỉnh mình để có một đời sống tinh thần thăng bằng và hòa hợp.

Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận