Các nhà khoa học thuộc Đại học British Columbia, Canada đã tiến hành một cuộc nghiên cứu dịch tễ trên 403 bệnh nhân Parkinson và 405 người khỏe mạnh, kết quả cho thấy: “Những người bị bệnh cúm nặng sẽ có nguy cơ bị hội chứng Parkinson cao gấp 2 lần so với người bình thường”.

cum-nang-de-mac-benh-parkinsonQua cuộc khảo sát này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng với những đứa trẻ bị sởi có tỷ lệ phát triển bệnh Parkinson trong tương lai thấp hơn 35%.

Anne Harris – tác giả của nghiên cứu còn phát hiện thêm mối liên quan giữa việc “tiếp xúc với các rung động”“nguy cơ mắc bệnh Parkinson”. Theo đó tác giả nhận thấy rằng những người thường xuyên tiếp xúc với các rung động có cường độ cao, ví dụ như thường xuyên lái xe trượt tuyết, phương tiện quân sự, hoặc các công việc có liên quan tới việc di chuyển trên tàu tốc độ cao thường xuyên bị rung lắc, sẽ có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson lớn hơn so với những người làm các công việc ít bị rung động hơn.

Anne Harris cho biết: "Không có bất kỳ phương pháp chữa trị hay chương trình phòng chống Parkinson nào, một phần bởi vì cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thực sự lý giải được tại sao căn bệnh này xảy ra ở một số người nhưng lại không xảy ra ở những người khác".

Harris cũng nói thêm: “Việc nghiên cứu dịch tễ học sẽ có tác dụng tốt trong việc xây dựng các chiến lược phòng ngừa hiệu quả - điều này rất có ích trong tương lai”.

Bệnh Parkinson là bệnh lý gây ra bởi sự thoái hóa của một phần tế bào não, dẫn đến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamin, được biểu hiện qua các trạng thái như chậm chạp, run rẩy, cứng đơ và gây mất cân bằng ở giai đoạn cuối. Mặc dù, một số trường hợp có nguồn gốc là di truyền, nhưng căn nguyên thật sự dẫn đến căn bệnh này vẫn chưa thể lí giải được. Theo một số nhà nghiên cứu giải thích, thì nguyên nhân của căn bệnh trên có thể là do các chấn thương đầu lặp đi lặp lại, tiếp xúc với virus hoặc các hợp chất hóa học.


DS. Lê Giang

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận