Tìm hiểu về run tư thế
Dấu hiệu nhận biết run tư thế
Triệu chứng chính của run tư thế là các đợt run rẩy xuất hiện nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến cả hai chân ngay sau khi đứng, nó xảy ra không theo chủ ý của cơ thể. Đây là các cơn co thắt nhịp nhàng của cơ bắp, gây cảm giác mất thăng bằng ở chân, nó thường giảm một phần hay toàn bộ khi người bệnh ngồi, nằm xuống hoặc đi lại. Run tư thế đôi khi có thể ảnh hưởng đến bàn tay, hoặc gây ra chứng “phì đại cơ bắp” do cơ bắp phát triển quá mức.
Run có thể tiến triển ngày càng trầm trọng, khiến tình trạng mất thăng bằng ngày càng trở nên tồi tệ, người bệnh có thể thấy co cứng, yếu, đau cơ chân.
Run tư thế sẽ giảm khi người bệnh đi lại
Nguyên nhân gây chứng run tư thế
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây run tư thế. Một số người cho rằng nó có thể là một biến thể hoặc dạng khác của bệnh run vô căn. Yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần trong sự phát tiển của chứng run này. Tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu khác để xác định rõ nguyên nhân chính xác của chứng run tư thế, từ đó mới tìm ra được các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.
Một số chứng run dễ bị chẩn đoán nhầm với run tư thế
Run chân tay là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, đó có thể là rối loạn của hệ thống dẫn truyền tín hiệu vận động trong não do tổn thương, thoái hóa, lão hóa não; bệnh tiểu não, rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, cường giáp,… Đôi khi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, một số thuốc điều trị hay chất kích thích cũng có thể gây run. Sau đây là một số chứng run đôi khi bị chẩn đoán nhầm với run tư thế:
- Rối loạn trương lực cơ: Có thể gây run sau khi đứng, nhưng các cơn rung giật sẽ đến đột ngột, co giật liên tục ở một nhóm cơ bắp nhất định, gây ra bởi sự co hoặc giãn cơ. Khác với run tư thế, run do rối loạn trương lực cơ có đặc điểm là run xảy ra chậm hơn khi đứng, và thuyên giảm khi người bệnh đi bộ hoặc ngồi xuống. Một số người có thể bị co giật và ngã thường xuyên. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để phân biệt các triệu chứng giống và khác nhau của 2 dạng run này.
- Run vô căn: Thường đặc trưng bởi biểu hiện run nhẹ nhàng của một phần cơ thể hoặc các bộ phận khác chủ yếu là bàn tay, cánh tay, cổ… Nhiều người có thể run cả chân, hoặc thân mình. Run vô căn có thể bị chẩn đoán nhầm thành run tư thế, nhưng tần suất xuất hiện run vô căn ít hơn.
- Bệnh parkinson: Trong giai đoạn sớm có thể gây run chân, nhưng run khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn muộn hơn, run có thể xảy ra cả lúc hoạt động, kèm theo co cứng cơ khớp, chậm vận động, cứng đờ, khó phối hợp động tác và giữ thăng bằng cơ thể.
Chẩn đoán run tư thế
Để chẩn đoán chính xác run tư thế, người bệnh sẽ được đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng bằng cách sờ trực tiếp vùng cơ bắp chân bị co giật, hoặc có thể dùng ống nghe để phát hiện tình trạng giật cơ bất thường. Bác sỹ cũng có thể yê cầu bạn đứng lên ngồi xuống và làm các động tác cần thiết để phân biệt với các chứng run do nguyên nhân khác. Các câu hỏi về thời gian xảy ra run, trong gia đình có ai bị không?... đôi khi sẽ có giá trị trong chẩn đoán.
Sau đó, xét nghiệm điện cơ đồ (EMG) có thể được chỉ định để phát hiện các rối loạn chức năng thần kinh - cơ hoặc những vấn đề có liên quan đến việc dẫn truyền tín hiệu ở chân, từ đó mới chẩn đoán xác định chứng run tư thế.
Phương pháp đo điện cơ chân giúp chẩn đoán chính xác run tư thế
Điều trị run tư thế
Thuốc điều trị triệu chứng run
Run tư thế chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó việc sử dụng thuốc chỉ làm giảm bớt triệu chứng run. Hầu hết người bệnh được điều trị run bằng thuốc clonazepam (Klonopin). Một số trường hợp có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc chống động kinh là gabapentin (Neurontin). Một nghiên cứu quy mô nhỏ tại Mỹ cũng khẳng định hiệu quả của gabapentin và cho rằng nó là thuốc điều trị đầu tay cho chứng run tư thế.
Một số thuốc điều trị bổ sung, nhằm làm giảm các triệu chứng khác của bệnh bao gồm: primidone (Mysoline), chlordiazepoxide (Librium), pregabalin (Lyrica), pramipexole (Mirapex), phenobarbital và acid valproic (Depakote). Đôi khi thuốc điều trị parkinson là levodopa hoặc pramipexole cũng được chỉ định để làm giảm triệu chứng run.
Phẫu thuật điều trị run tư thế
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chứng run tư thế được điều trị bằng phương pháp kích thích não sâu đồi thị.
Đồi thị là một bộ phận của não, có nhiệm vụ thu nhận mọi cảm giác ngoại vi từ các cơ quan chuyển về, trước khi thông tin được đưa lên vỏ não để xử lý thông tin. Một vài chứng run có thể xuất hiện do rối loạn hoạt động của đồi thị. Trong phẫu thuật kích thích não sâu, xung điện được đưa vào để gây gián đoạn tín hiệu thần kinh bất thường ở đồi thị, từ đó có thể làm giảm được chứng run. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định sự an toàn, hiệu quả lâu dài và tiềm năng của phương pháp này trong điều trị run tư thế.
Tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress có thể làm run tăng nặng hơn theo thời gian, vì vậy, người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái, tập đi bộ quãng ngắn và thay đổi tư thế chậm để dần thích ứng và giảm bớt ảnh hưởng của chứng run tư thế trên mọi hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh run tư thế có thể giảm run bằng cách kết hợp thêm một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên trong một số dược liệu như Thiên ma, Câu đằng,… để giúp tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa não, đặc biệt là vùng vận động.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn: http://rarediseases.org
Bình luận