Run tư thế và các dấu hiệu nhận biết
Run tư thế và các dấu hiệu nhận biết
Run tư thế đặc trưng với triệu chứng run với tần số cao (13 – 18 hz) và biến mất khi người bệnh đi lại hoặc nằm xuống hay dựa vào một điểm tựa. Run quá nhanh làm cho người khác khó phát hiện khi đứng dậy và chỉ cảm nhận được người bệnh đi không vững, có khi phải đặt tay lên đùi mới cảm nhận được.
Nhiều trường hợp người bệnh được chẩn đoán nhầm, dẫn đến hướng điều trị và chăm sóc không phù hợp làm bệnh ngày một nặng hơn. Vì thế, việc nhận biết run tư thế sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát tình trạng run dễ dàng hơn.
Sau đây là 8 triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị run tư thế:
1. Tình trạng run thay đổi theo thời gian, vị trí, cảm xúc
Chứng run tư thế không giống nhau ở mỗi người. Hơn nữa, tình trạng run cũng sẽ thay đổi theo thời gian, có thể tăng lên hoặc thậm chí thay đổi tư thế, hoặc xuất hiện cùng lúc với những biến động trong cuộc sống. Ví dụ như khi căng thẳng hay làm việc gắng sức. Đôi khi run tư thế có thể xuất hiện ở cùng một lúc nhiều bộ phận, không nhất thiết chỉ run tay hoặc chân. Run ở các bộ phận khác thường không nhanh như run chân.
Run tư thế xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột
2. Run tư thế gây khó khăn khi đứng
Đối với tất cả những người mắc chứng run tư thế, đặc biệt là run khi đứng, sức chịu đựng thường rất kém. Người bệnh có thể run bật khi đứng lên hoặc phải đứng yên một chỗ quá lâu như xếp hàng chờ đợi, đôi khi không thể chịu đựng được sự thay đổi này có thể dẫn đến té ngã.
3. Khó bước đi khi bệnh run tư thế tiến triển
Trong giai đoạn đầu của run tư thế, việc đi bộ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Người bệnh có thể cảm thấy đi nhanh hơn và khó đi chậm lại được. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh bị run ngay cả khi bước đi, họ có cảm giác phải bước thật nhanh đến vị trí có chỗ nào đó để ngồi xuống. Bệnh nhân còn có thể bị đau, khiến việc đi lại gặp khó khăn hơn.
4. Giảm vận động trong bệnh run tư thế.
Những người mắc bệnh run tư thế thường gặp khó khăn trong công việc hàng ngày. Có thể do sự giao tiếp giữa não bộ và cơ thể xảy ra chậm chạp khiến các hoạt động nói chung bị suy yếu. Người bệnh luôn có cảm giác "lẽ ra mình có thể làm đươc điều này.’’ nhưng những vận động bị hạn chế làm cho họ có phản xạ cố gắng để làm được, những nỗ lực này có thể khiến cơn đau tăng lên. Mặt khác, tình trạng giảm chuyển động diễn ra ở người bệnh run tư thế trong khi ý thức vẫn minh mẫn làm ảnh hưởng tâm lý, gây tự ti mặc cảm.
5. Suy nhược
Người bệnh run tư thế thường bị rơi vào trạng thái suy nhược hoặc kiệt sức, đôi khi đi kèm với tiết mồ hôi quá mức. Tình trạng mệt mỏi diễn ra thường xuyên và có thể nghiêm trọng đến độ ngay cả việc hoạt động hàng ngày cũng làm người bệnh mệt không thể đứng dậy. Nếu gắng sức, người bệnh có thể bị kiệt sức và rơi vào giấc ngủ.
Suy nhược cơ thể - một trong những dấu hiệu của bệnh run tư thế
6. Đau đớn
90% người bệnh run tư thế cho biết họ bị đau khi hoạt động, thường là lúc đứng hoặc đi bộ, đau chủ yếu ở chân và lưng. Cơn đau cũng có thể diễn ra khi nghỉ ngơi, gặp ở hơn 50% các trường hợp.
7. Căng thẳng và ảnh hưởng tâm lý
Chắc hẳn người bệnh run nào cũng phải thừa nhận, khi căng thẳng lo lắng nhiều run sẽ tăng cao. Điều này được khẳng định hoàn toàn đúng đối với run tư thế. Tâm lý và cảm xúc bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ run nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi đi hoặc làm việc cũng run, nhất là vào giai đoạn bệnh tiến triển.
8. Cảm giác thất vọng, bi quan xuất hiện thường xuyên
Một thực tế cho thấy, những bệnh có liên quan đến hệ thần kinh như run tư thế, nếu không nhận được sự chia sẻ và đồng cảm từ gia đình, người thân, họ dễ bị tự ti, mặc cảm và cho rằng mình là gánh nặng của gia đình. Nhất là khi họ khó có thể đi đứng, chuyển động như những người bình thường khác. Do đó, sự chăm sóc và thấu hiểu của gia đình, người thân lúc này chính là một trong những phương thuốc tốt nhất để giúp người bệnh cải thiện sức khỏe.
Người bệnh nên làm gì để sống cùng run tư thế
Thực tế đáng buồn rằng, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho chứng bệnh run tư thế. Các loại thuốc bổ thần kinh, an thần hoặc giảm đau thường được kê cho người bệnh. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng và cải thiện phần nào sức khỏe cho người bệnh. Đa phần các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên người nhà nên quan tâm chăm sóc và giúp đỡ người bệnh cả về tinh thần lẫn thể chất. Một số gợi ý sau đây có thể giúp người bệnh chung sống cùng với run tư thế:
- Sinh hoạt và đi đứng trong một không gian rộng.
- Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ khi cần, như nạng chống, khung tập đi, xe lăn.
- Luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan, hạn chế căng thẳng quá mức.
- Vận động cơ thể thường xuyên, tuy nhiên nên lựa chọn những hình thức nhẹ như yoga, đi bộ.
- Tránh hoạt động gắng sức.
- Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong những chuyển động đòi hỏi độ phức tạp cao.
- Người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ, bồi bổ thần kinh.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng các hoạt chất sinh học trong dược liệu như Câu đằng, Thiên ma, Đinh lăng có vai trò quan trọng giúp làm giảm chứng run giật, co cứng cơ xảy ra ở người bệnh run tư thế nói riêng và run do mọi nguyên nhân khác nói chung. Hiện nay tại Việt Nam, các thảo dược này đã được nghiên cứu bào chế thành dạng sản phẩm hỗ trợ giúp làm giảm các chứng run.
Run tư thế có thể xem là một tình trạng suy nhược cơ thể do stress hoặc gắng sức kéo dài mà người bệnh phải đối mặt. Có một cuộc sống tự chủ và độc lập trong các hoạt động ngày thường là điều gần như không thể đối với người bệnh. Do đó, thấu hiểu và thông cảm là điều người thân nên làm để cùng người bệnh vượt qua chứng run tư thế phiền hà này.
Bình luận