Người bệnh tim mạch, tiểu đường mắc COVID-19 nên dùng thuốc, điều trị thế nào để nhanh hồi phục?
BSCKII Vũ Minh Đức - Giám đốc Phòng khám Golden Care
Theo BSCKII Vũ Minh Đức, một người có bệnh nền sẵn như bệnh tim mạch, đái tháo đường, nếu chẳng may trở thành F0 thì thường có tâm lý rất lo sợ. Tuy nhiên, lo lắng chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
BS Minh Đức chỉ ra 3 nguyên tắc giúp F0 kiểm soát bệnh nền tim mạch, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh được các biến chứng nguy hiểm:
Nguyên tắc dùng thuốc cho F0 có bệnh nền tim mạch, tiểu đường
“Đảm bảo tuân thủ đơn điều trị của bệnh nền là chúng ta đã giữ được 70% thế trận rồi” - BS Minh Đức cho biết.
Theo đó, hãy tiếp tục sử dụng thuốc tim mạch, tiểu đường hay các loại thuốc điều trị bệnh nền mà bạn đang được kê. Đối với người bệnh tiểu đường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay các thuốc nhóm SGLT-2i như Dapagliflozin, Empagliflozin. Nguyên nhân là do các thuốc này có nguy cơ gây nhiễm toan ceton cao hơn khi nhiễm COVID-19.
Cùng với đó, tùy theo triệu chứng và mức độ của bệnh COVID-19 mà người bệnh sẽ cần kết hợp dùng thêm các thuốc khác, chẳng hạn như gói thuốc A, B, C theo phác đồ điều trị COVID-19 của Bộ Y tế. Muốn biết tình trạng của mình dùng gói thuốc nào thì bạn cần liên hệ với y tế cơ sở để được hướng dẫn.
Lưu ý cho người tiểu đường, tim mạch khi dùng gói thuốc B
- Đối với người tiểu đường: Gói B có các thuốc corticoid gây tăng đường huyết mạnh, đặc biệt là các loại tác dụng kéo dài và dùng liều khá cao như Dexamethasone hay Medrol. Khi đó, các thuốc uống khó kiểm soát được đường huyết. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thuốc uống bằng insulin.
- Đối với người bệnh tim mạch: Gói B có chứa thuốc chống đông, nên nếu người bệnh cũng đang dùng các thuốc có tác dụng chống đông máu thì cần hỏi bác sĩ để điều chỉnh liều cho phù hợp, tránh rủi ro xuất huyết.
Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy hay đau họng… Khi đó, không nên tự mua các loại kháng sinh, thuốc ho, corticoid về sử dụng mà nên xử trí theo hướng dẫn sau đây:
Theo dõi sát các chỉ số sức khỏe
Ngoài theo dõi sự tiến triển của triệu chứng COVID-19, F0 có bệnh nền tiểu đường, tim mạch cũng cần theo dõi nhịp tim, huyết áp và đường huyết chặt chẽ hơn. Nếu trước đó đo một tuần một lần thì khi dương tính SARS-CoV-2, cần đo hàng ngày. Nếu các chỉ số này có sự dao động theo hướng bất lợi, cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh kịp thời về thuốc cũng như phương pháp điều trị.
BS Minh Đức nhấn mạnh: Ở người bệnh tiểu đường, nếu bị sốt thì đường huyết sẽ tăng giảm rất thất thường và có những lúc lên rất cao. Lúc này, người bệnh không nên hoảng loạn, vội vàng tăng liều thuốc vì rất có thể gây hạ đường huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Còn người bệnh tim mạch thì cần lưu ý chỉ số huyết áp, nhịp tim. Thường khi chúng ta sốt, mệt mỏi thì huyết áp có thể tăng cao. Nếu bị tiêu chảy và mất nước quá nhiều thì huyết áp có thể bị tụt. Chính vì vậy, cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh thuốc huyết áp cho phù hợp.
Người bị F0 có bệnh nền tiểu đường, tim mạch cần theo dõi đường huyết, huyết áp, nhịp tim
Chủ động dự phòng di chứng tim mạch hậu COVID
Theo BS Minh Đức, ở người mắc COVID-19 có bệnh nền cần lưu tâm đến hiện tượng viêm mạch máu do SARS-CoV-2. Đặc biệt là người bệnh tiểu đường hoặc người bệnh tim mạch, huyết áp có hút thuốc lá, bởi những người này đã có tổn thương ở mạch máu từ trước đó rồi, giờ thêm SARS-CoV-2 sẽ gây tổn thương nặng nề hơn.
Bởi vì virus Sars-Cov-2 gây tổn thương thông qua quá trình viêm, nó làm hiện tượng viêm diễn tiến một cách cầu kỳ hơn, xấu hơn, tạo thành huyết khối (cục máu đông) làm tắc nghẽn vi mạch (các mạch máu nhỏ). Như vậy, nếu những khối lớn, nhỏ mà tắc những cái mạch vành lớn, cũng như những mạch máu nhỏ li ti thì có thể cản trở đường lưu thông tưới máu cho mạch vành - mạch máu nuôi dưỡng tim. Lúc này, mạch vành sẽ bị tổn thương hoặc gây nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương cơ tim do tổn thương hệ vi mạch.
Ngay cả những người bệnh COVID-19 không triệu chứng, đã lành bệnh thì vẫn có thể xuất hiện các di chứng trên tim mạch.
Dấu hiệu di chứng tim mạch hậu COVID
- Đau ngực (ở giữa ngực hoặc bên trái).
- Khó thở, hụt hơi (khi leo cầu thang), hơi thở ngắn.
- Rối loạn nhịp tim: Hồi hộp, tim đập nhanh/tim đập chậm hoặc tim đập không đều (ngoại tâm thu)
Để giảm thiểu những biến chứng này, người bệnh F0 cần chủ động bổ sung các hoạt chất có khả năng chống viêm, phòng ngừa huyết khối ở vi mạch.
BS Minh Đức gợi ý: Dihydroquercetin - hoạt chất chiết xuất từ thông Dahurian là một chất chống viêm rất tốt, giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối. Nhờ đó, chúng ta có thể phục hồi được sự lưu thông ở cả mạch máu lớn cũng như vi mạch, việc tưới máu ở những vi mạch sẽ thuận lợi và thông suốt hơn.
Chúng ta vẫn quen với vitamin E, vitamin C có khả năng chống viêm rất tốt. Nhưng thậm chí Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh hơn cả vitamin E và vitamin C 30-40 lần. Không chỉ vậy, Dihydroquercetin còn có khả năng làm tăng sinh collagen ở trong lòng mạch máu, giữ cho mạch máu không bị xẹp, không bị lão hóa.
Chiết xuất từ thông Dahurian có trong TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum
Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian hiện nay được ứng dụng trong TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum được xem là giải pháp hiệu quả hỗ trợ làm làm tăng lưu thông máu đến tim, hỗ trợ giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Tây có VPKD tại số 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SDT: 0243.775.9865 - 0981.238.219
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bình luận