Sỏi gan: Nguyên nhân, triệu chứng & cách trị tránh biến chứng
Hiểu rõ về sỏi gan sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi mắc căn bệnh này
Bệnh sỏi gan là gì?
Sỏi gan hay sỏi mật trong gan, sỏi đường mật trong gan là những viên sỏi kích thước to, nhỏ nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật hoặc ống gan. Thành phần chính của dạng sỏi này là bilirubin (sỏi sắc tố), cholesterol chỉ chiếm 5–10%.
Nhiều người băn khoăn sỏi gan có màu gì? Thực tế loại sỏi này thường có màu vàng xanh, có thể tồn tại dưới dạng viên hoặc bùn. Theo các chuyên gia, đây là một dạng sỏi trong ống mật thường gặp và thuộc nhóm nguy hiểm trong các bệnh lý liên quan đến hệ thống gan - mật.
Dựa vào vị trí xuất hiện có thể chia bệnh sỏi đường mật trong gan thành 3 loại:
- Sỏi ống gan chung
- Sỏi đường mật trong gan trái
- Sỏi đường mật gan phải (sỏi gan phải, sỏi ống gan phải, sỏi nhánh gan phải).
Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan
Có 3 nguyên nhân chính khiến sỏi trong gan dễ hình thành, bao gồm nhiễm trùng dịch mật, giảm vận động đường mật và chức năng gan kém.
1. Nhiễm trùng dịch mật
Đây là nguyên nhân chính gây ra sỏi gan. Các vi khuẩn như E.coli, Bacteroides, Clostridium, Klebsiella, Aerobacter và Streptococcus faecalis… có thể theo ký sinh trùng, giun sán xâm nhập vào đường mật. Enzym do chúng tiết ra làm thay đổi khả năng hòa tan bilirubin trong dịch mật, kết hợp với sự xuất hiện của xác giun, trứng giun sẽ tạo thành sỏi.
2. Giảm vận động đường mật
Khiến dịch mật bị ứ trệ, các thành phần trong dịch mật như bilirubin sẽ dễ bị lắng đọng thành sỏi hơn. Tình trạng này thường gặp ở một số người mắc các bệnh như dị dạng đường mật bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan…
3. Chức năng gan kém
Dẫn đến tình trạng mất cân bằng thành phần dịch mật, lượng bilirubin hoặc cholesterol tăng cao đến mức bão hoà và dễ lắng đọng tạo sỏi.
Ngoài ra, các bệnh thiếu máu huyết tán, hồng cầu hình liềm, chế độ ăn ít đạm và mỡ, nhiễm trùng đường ruột; phẫu thuật nối mật - ruột, béo phì, lười vận động, xơ gan, viêm gan siêu virus A, B, C, viêm gan do thuốc… cũng là những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị bệnh sỏi gan mật cao hơn.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi gan là kết hợp 3 yếu tố: Chức năng gan kém, giảm vận động đường mật và nhiễm khuẩn
Bị sỏi gan có nguy hiểm không?
Sỏi ở gan nếu không được phát hiện, điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm mủ đường mật, xơ gan, viêm gan, thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng máu, ung thư đường mật... Trong đó:
- Viêm mủ đường mật: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi ở gan. Viêm mủ đường mật thường tái phát nhiều lần, có thể gây xơ hóa, chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan mật thứ phát, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, thậm chí một số trường hợp có thể tử vong do nhiễm trùng huyết và suy gan.
- Ung thư đường mật: Tỉ lệ ung thư đường mật do gan bị sỏi chiếm khoảng 3-4,3%. Ung thư thường được chẩn đoán sau một thời gian điều trị sỏi gan, đặc biệt trên những người bệnh tái phát sỏi nhiều lần. Nguyên nhân là sỏi làm tổn thương thành đường mật, kích thích các tế bào đường mật tăng sinh bất thường.
- Tổn thương gan: Gan tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi dịch mật bị ứ lại do sỏi, các sản phẩm thải có trong dịch mật không được đào thải ra ngoài sẽ quay lại tấn công gan, làm tế bào gan bị tổn thương, gây ra tình trạng men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Triệu chứng nhận biết sỏi mật trong gan
Khác với sỏi túi mật đa phần chỉ biểu hiện triệu chứng khi sỏi lớn, sỏi đường mật nói chung và sỏi mật trong gan nói riêng có thể gây khó chịu ngay khi kích thước còn nhỏ. Cụ thể, đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da là 3 triệu chứng điển hình của bệnh sỏi gan (tam chứng Charcot).
Các cơn đau sỏi gan do sỏi di chuyển gây cọ xát, thường xảy ra dữ dội, đột ngột ở 1/4 góc bụng phải, có thể kéo dài trên 5h khiến người bệnh phải ôm bụng lăn lộn trên giường không dám thở mạnh.
Đau thường kèm theo sốt cao, rét run, vàng da, vàng củng mạc mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu, đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.
Có rất nhiều cách giúp bào mòn viên sỏi gan và cải thiện triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 218 để được tư vấn về các giải pháp này.
Cách chẩn đoán sỏi đường mật trong gan
Do đường dẫn mật rất nhỏ nên sỏi ống mật trong gan khó chẩn đoán hơn sỏi ống mật chủ hay sỏi túi mật. Sau đây là một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định:
- Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân có sỏi trong gan đôi khi sốt, đau bụng trên, đôi khi vàng da. Một số trường hợp có tiền sử đã phẫu thuật lấy sỏi mật hoặc từng làm thủ thuật can thiệp đường mật.
- Xét nghiệm sinh hóa: Công thức máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), chức năng gan (TQ, ALT, AST, GGT, Alkaline phosphatase, Bilirubin), các yếu tố gây viêm (máu lắng, CRP, proCalcitonin), chức năng thận (BUN, Creatinin).
- Chẩn đoán hình ảnh: Hiện nay, nội soi mật tuỵ ngược dòng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và điều trị sỏi gan. Ngoài ra, siêu âm sỏi đường mật trong gan cũng là phương pháp xác định đơn giản, giúp phát hiện 70 - 80% các trường hợp có sỏi. Nếu nghi ngờ có áp xe gan, xơ gan, hẹp đường mật, ung thư đường mật, bác sĩ sẽ chỉ định làm MRCP (Magnetic Resonance Cholangiopancreatography - Chụp cộng hưởng từ đường mật).
Tổng hợp cách điều trị sỏi gan
Mục tiêu cần đạt được khi chữa sỏi ở gan là lấy hết sỏi và làm cho đường mật hoàn toàn thông suốt. Tuy nhiên hiện nay, việc chữa sỏi đường mật trong gan rất khó đạt được mục tiêu trên vì 3 lý do: Kích thước đường ống dẫn mật rất nhỏ (chỉ vài mm), sỏi nằm rải rác sâu trong nhu mô gan và tỷ lệ tái phát cao.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như bệnh sỏi đường mật trong gan chưa có triệu chứng sẽ được theo dõi, còn lại đa phần sẽ có chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Điều trị sỏi gan trong Tây y
Rất nhiều người bệnh băn khoăn “Sỏi gan uống thuốc gì?”. Thực tế Tây Y không có thuốc chữa sỏi gan. Các thuốc được kê đơn cho người bệnh chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm… có tác dụng giảm triệu chứng, điều trị cơn đau quặn gan, đầy trướng, khó tiêu cho người bệnh.
Chủ yếu, Tây y điều trị sỏi gan bằng cách can thiệp phẫu thuật hoặc nội soi, đặc biệt với các trường hợp sỏi trên 5mm, sỏi đã gây biến chứng.
Dưới đây là 5 phương pháp can thiệp, phẫu thuật điều trị sỏi gan (sỏi đường mật trong gan):
1. Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Phương pháp này khá an toàn nhưng tỷ lệ thành công trong điều trị sỏi gan thường thấp, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cao.
ERCP là phương tiện vừa giúp chẩn đoán vừa có thể điều trị sỏi gan
2. Nội soi đường mật xuyên gan qua da:
Đây là phương pháp can thiệp sỏi gan mật phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm vừa lấy được sỏi, vừa kết hợp xử lý hẹp đường mật. Lấy sỏi xuyên gan qua da thường được chỉ định khi nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thất bại hoặc bệnh nhân đã điều trị nhiều lần.
3. Tán sỏi gan qua da:
Có thể thực hiện bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng siêu âm hoặc tán sỏi trong cơ thể. Tuy nhiên, đặc điểm chung của tán sỏi đường mật trong gan là ít hiệu quả, cần tiến hành nhiều lần và người bệnh có nguy cơ cao gặp biến chứng.
4. Phẫu thuật mở lấy sỏi gan
Áp dụng nhiều tại nước ta khi bệnh nhân đến khám có biến chứng, siêu âm thấy sỏi lớn hơn 1.5cm hoặc có nhiều viên sỏi gan, chống chỉ định với những người có bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu.
Mổ sỏi đường mật trong gan bằng phương pháp này giúp giảm tỷ lệ sót sỏi sau điều trị nhưng đòi hỏi phải phối hợp nhiều kỹ thuật hiện đại, bao gồm lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent vị trí ống dẫn mật bị tắc hẹp.
5. Cắt một thùy gan:
Phẫu thuật sỏi đường mật trong gan bằng cách cắt một phần gan cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái nhiều.
Các nhà điều trị khuyến cáo, những trường hợp bị hẹp đường mật trong gan, áp xe gan, xơ gan nên lựa chọn hình thức này để giảm thiểu tỷ lệ tử vong vì biến chứng. Đây cũng là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, hoặc do gan nằm quá sâu trong nhu mô gan.
Nhìn chung, điều trị sỏi gan bằng Tây y giúp giải quyết nhanh viên sỏi nhưng để lấy được hết sạch sỏi lại tương đối khó. Đặc biệt, nếu có nhiều sỏi, sỏi nằm sâu và rải rác trong gan kèm hẹp đường mật thì chưa có phương pháp nào có thể giải quyết tận gốc.
Đồng thời, Tây y cũng không thể xử lý được tình trạng tái phát gan bị sỏi, lý do chính là đường mật trong gan bị teo hẹp từng đoạn. Có những trường hợp phải mổ đi mổ lại nhiều lần, làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như nhiễm khuẩn đường mật, sốc nhiễm khuẩn...
Điều trị sỏi gan càng sớm hiệu quả càng cao. Hãy gọi ngay tới số 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn cách giúp bào mòn sỏi ở gan phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Các cây thuốc Đông y hỗ trợ điều trị sỏi gan
Lợi thế của thảo dược Đông y trong hỗ trợ điều trị sỏi gan là tạo ra tác động toàn diện, làm cân bằng lại hệ thống gan mật:
- Tăng cường chức năng gan, lợi mật để bào mòn sỏi dần dần
- Tăng vận động đường mật để sỏi có thể rơi xuống ống dẫn mật chủ
- Kháng khuẩn, kháng viêm để làm giảm viêm nhiễm đường mật.
Do đó, nếu được sử dụng đúng cách, các thảo dược vừa có khả năng làm tan sỏi gan, vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi hiệu quả - điều mà các phương pháp Tây y không làm được. Hơn nữa, phương pháp từ thảo dược đều rất an toàn, thích hợp sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ. Các trường hợp sỏi đường mật trong gan nhỏ dưới 5mm hay nằm ở các vị trí khó lấy, cần điều trị bảo tồn nên tham khảo để hỗ trợ điều trị.
Những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ tác dụng của 8 thảo dược truyền thống Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác trong việc hỗ trợ điều trị sỏi gan.
Nhờ cơ chế tác động toàn diện, trúng đích vào nguyên nhân gây sỏi mà sau một thời gian sử dụng 8 thảo dược này, những bất thường và rối loạn hoạt động của hệ thống sản xuất và vận chuyển dịch mật được sửa đổi. Nhờ đó làm giảm triệu chứng, phòng biến chứng, tăng khả năng bào mòn sỏi và ngăn ngừa tái phát sỏi hiệu quả.
Để tìm hiểu chi tiết về 8 thảo dược này, bạn có thể tham khảo bài viết “8 thảo dược giúp bài sỏi mật, giảm đau đầy trướng” hoặc nhanh chóng hơn là gọi đến hotline 0981 238 218 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
8 cây thuốc Đông y hỗ trợ điều trị sỏi gan
Tẩy sỏi gan mật bằng mẹo dân gian
Hiện nay, có một vài mẹo dân gian để tẩy sỏi trong gan và túi mật được lan truyền phổ biến nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng và độ an toàn. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng những mẹo sau đây:
- Cách tẩy sỏi gan bằng dầu oliu và chanh: Đây là kinh nghiệm đang được lưu truyền rất nhiều về khả năng tống đẩy sỏi mật trong gan ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã làm sáng tỏ tẩy sỏi gan mật bằng dầu oliu không “thần thánh” đến vậy. Vật thể được đào thải ra ngoài thực chất là hỗn hợp từ nước chanh, dầu ô liu và muối mật chứ không phải sỏi.
- Tẩy sỏi gan Viethealthy: Phương pháp này được lưu truyền có thể tẩy sỏi gan 1 ngày vì gần như chỉ sau 15 tiếng áp dụng đã thấy sỏi được đào thải ra ngoài. Điều này mâu thuẫn với hướng dẫn của Bộ y tế là sỏi gan cần tối thiểu 3-6 tháng để điều trị. Chưa kể, phương pháp tẩy sỏi gan mật Viethealthy còn dễ mất nước thậm chí rối loạn điện giải nên người bệnh cần hết sức tỉnh táo khi áp dụng.
- Thải sỏi gan mật bằng nước ép hoa quả: Một số loại nước ép cam, nước ép táo hay nước ép bưởi được cho là giúp detox sỏi gan và thanh lọc cơ thể. Tiếc là cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác thực thông tin này.
- Tẩy sỏi gan mật bằng muối epsom: Đến nay, hiệu quả của muối epsom với bệnh sỏi đường mật trong gan vẫn chưa được làm rõ. Dùng muối trong thời gian dài còn khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, mất nước, thậm chí phải nhập viện cấp cứu.
Người bệnh cần thận trọng khi áp dụng các cách trị sỏi gan truyền miệng như dùng dầu oliu và chanh
Hướng dẫn chế độ ăn khoa học cho người bệnh sỏi gan
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn thông minh không chỉ giúp phòng ngừa phát triển sỏi ống mật trong gan, mà còn làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng do sỏi gây ra.
Bị sỏi gan nên ăn gì?
Cung cấp đúng những nhóm thực phẩm tốt vừa giúp cải thiện tình trạng sỏi trong gan, vừa giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng. Dưới đây là những nhóm thực phẩm bạn nên cân nhắc:
- Chất béo tốt: Nguồn chất béo tốt có trong các loại quả hạch, dầu thực vật, quả bơ, cá biển… giúp làm giảm triệu chứng sỏi mật.
- Chất đạm lành mạnh: Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên lựa chọn nguồn chất đạm lành mạnh từ các loại hạt, đậu phộng, đậu Hà Lan, cá, thịt gia cầm…
- Chất xơ: Trái cây, rau củ không chứa tinh bột giúp tăng quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, làm giảm đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy do sỏi gan.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý ăn uống uống sôi, đảm bảo vệ sinh vì nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hình thành sỏi gan mật. Nên tẩy giun định kỳ để phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh từ giun và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Một số môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, chạy bộ vừa cải thiện sức khỏe tổng thể, vừa làm tăng vận động đường mật, nhờ đó dịch mật lưu thông dễ dàng hơn mà không bị tắc nghẽn, tích tụ trong gan.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ điều trị sỏi gan hiệu quả
Bị sỏi gan nên kiêng gì?
Biết được sỏi gan kiêng ăn gì sẽ giúp người bệnh chủ động hạn chế những loại thực phẩm có thể khiến sỏi tăng kích thước hoặc gây đau bụng, đầy trướng. Dưới đây là một số nhóm quan trọng nhất cần giảm thiểu khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
- Chất đạm: Hạn chế chất đạm là nguyên nhân gây bệnh sỏi gan, nhưng nếu ăn quá nhiều chất đạm từ trứng, sữa và các loại thịt đỏ… có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng.
- Chất béo: Bạn nên tránh chất béo từ sữa, các loại thịt mỡ, thực phẩm chiên rán nhiều lần, đồ ăn chế biến sẵn…
- Tránh thực phẩm tái, sống
Sỏi gan là căn bệnh nguy hiểm, nhiều biến chứng và khó điều trị. Nếu bạn đang bị sỏi gan và gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát bệnh, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia theo số 0981.238.218. Các chuyên gia luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong cuộc chiến với bệnh sỏi đường mật trong gan.
Xem thêm:
Sỏi đường mật là gì? Phác đồ điều trị sỏi đường mật
Sỏi gan 7mm dùng TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ được không?
Sỏi gan 5mm dùng TPCN Kim Đởm Khang có được không?
Sỏi gan 6mm nên điều trị thế nào?
Theo nguồn: em-consulte.com, jamanetwork.com, radiopaedia.org, ots1.narod.ru, curezone.org
Bình luận