Bạn đang có thói quen rung chân khi ngồi, đặc biệt nó thường xảy ra trong vô thức và bạn không tự kiểm soát được. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh, tuyến giáp.... Cùng đọc ngay bài viết này để xác định xem tình trạng rung chân của mình có phải là bệnh lý nguy hiểm hay không và cách để giảm rung chân hiệu quả.

Rung chân là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?

Rung chân (hay run chân) là hiện tượng chân của bạn xuất hiện các cơn co giật cơ bắp không tự chủ, liên tục với tần số cao. Đây là một dạng rối loạn vận động phổ biến, thường xảy ra nhiều hơn ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. 

Rung-chan-khi-khong-tu-kiem-soat-duoc-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-mot-benh-ly-nao-do.jpg

Rung chân khi không tự kiểm soát được có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó

Vậy rung chân có nguy hiểm không?

Hiện tượng “rung chân” có thể gây nguy hiểm tùy theo nguyên nhân và tuổi khởi phát bệnh. Rung chân sinh lý thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây phiền toái đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, các bệnh lý liên quan đến rung chân như rung chân do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, thoái hóa tiểu não hay Parkinson, có thể gây nguy hiểm hơn. 

Ngoài triệu chứng run chân, bệnh Parkinson còn đi kèm với vận động chậm, cứng đờ cơ bắp, khó giữ thăng bằng,... Nếu không được điều trị kịp thời, chứng rung chân do Parkinson có thể khiến người bệnh giảm khả năng vận động và dễ gặp nguy hiểm như té ngã.

Nguyên nhân của rung chân gì?

Đa số các nguyên nhân gây run chân đều có liên quan đến sự tổn thương thần kinh. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng rung chân, bao gồm: 

Run do tổn thương tiểu não

Tiểu não bị tổn thương có thể gây run ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, trong đó có rung chân. Cơn rung thường xuất hiện rõ khi bạn chủ động thực hiện động tác nào đó, càng cố thực hiện chân lại càng run mạnh hơn. 

Run do rối loạn trương lực cơ

Cơn rung chân có thể xuất hiện ở những người đang bị rối loạn trương lực cơ. Rối loạn trương lực cơ là tình trạng khi các cơ bị co thắt quá mức, gây ra hiện tượng rung chân. Để giảm thiểu hiện tượng này, bạn có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Loan-truong-luc-co-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-rung-chan.jpg

Loạn trương lực cơ là một trong những nguyên nhân gây rung chân 

Run vô căn

Hiện tượng run vô căn là khi người bệnh bị rung chân mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điều này có nghĩa là rung chân không xuất phát từ bất kỳ yếu tố hay vấn đề cụ thể nào. Ngoài chân, những bộ phận khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng và run theo như tay, lưỡi, giọng nói. Đây là một trong những dạng rung chân phổ biến nhất và thường gặp ở những người trưởng thành.

>>> XEM THÊM: Run vô căn thì chữa bằng cách nào?

Run do tư thế đứng

Nếu bạn đứng dậy đột ngột và gặp phải tình trạng rung chân thì đây là rung chân do tư thế đứng. Điều này cũng cho biết rằng, có thể bạn đang có vấn đề về dị cảm ở chân và thường có cảm giác bị chuột rút. Tuy nhiên, tình trạng rung chân do tư thế đứng thường không thể nhận thấy ngay mà cần phải thực hiện điện tâm đồ để xác định chính xác nguyên nhân.

Run do bệnh Parkinson

Triệu chứng rung chân thường là một trong những dấu hiệu của bệnh Parkinson, một bệnh liên quan đến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não. Cơn rung chân ở người bị Parkinson thường có biên độ nhỏ, tần số cao và thường xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ hoặc nằm. Ngoài ra, bệnh Parkinson còn gây ra các triệu chứng khác như cứng cơ, vận động chậm, thay đổi tư thế hoặc động tác khó khăn.

Rung-chan-run-tay-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-Parkinson.jpg

Rung chân, run tay là triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson

Hội chứng chân không yên (RLS)

Rung chân do hội chứng chân không yên thường xảy ra vào ban đêm, khiến người bệnh phải dậy giấc vì cảm giác chân co giật liên tục. Để giảm đau, ngứa ran, người bệnh phải liên tục di chuyển chân.

Run sinh lý

Rung chân sinh lý thường là tình trạng tạm thời và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Rung chân sinh lý thường là biểu hiện của tình trạng stress quá mức như lo lắng, thiếu ngủ, mệt mỏi, đang cai rượu, sử dụng các chất kích thích như caffeine, cocaine…

Phương pháp điều trị chứng rung chân bệnh lý

Phương pháp điều trị chứng rung chân sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thông thường bao gồm các phương pháp sau đây:.

Điều trị bằng thuốc: Là một phương pháp điều trị phổ biến, các thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta: giúp kiểm soát rung chân.
  • Levodopa, dopamine và benzodiazepine (chất chủ vận): giúp giảm triệu chứng rung chân không ngừng nghỉ.
  • Các loại thuốc cải thiện dẫn truyền thần kinh nếu chứng rung chân có nguyên nhân từ bệnh Parkinson.

Dung-thuoc-giup-cai-thien-chung-rung-chan.jpg

Dùng thuốc giúp cải thiện chứng rung chân 

Kích thích não sâu (DBS): Kích thích não sâu (DBS) là một phương pháp phẫu thuật mở đồi thị để cấy ghép một thiết bị điện tử nhỏ vào não sâu và kích thích vùng này bằng dòng điện điều tiết. Phương pháp này được sử dụng để điều trị các trường hợp run, rung giật nặng do bệnh Parkinson không đáp ứng với thuốc điều trị. Kích thích não sâu có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh như run, rung giật và cũng giảm thiểu việc sử dụng thuốc. 

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể được sử dụng như một phương pháp cải thiện chứng rung chân. Các cách thực hiện cụ thể bao gồm:

  • Hạn chế hoặc ngừng sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như caffeine và cocaine.
  • Hạn chế uống rượu và cai nghiện nếu cần thiết.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống, ví dụ như sắt, magiê và kali.
  • Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng và tránh tập thể dục quá mức khi sắp đến giờ đi ngủ.
  • Tạo thói quen ngủ tốt bằng cách ngủ và thức dậy cùng một giờ, tránh thức khuya và đảm bảo tư thế ngủ đúng.

Su-dung-qua-nhieu-ca-phe-khien-chung-rung-chan-nang-hon.jpg

Sử dụng quá nhiều cà phê khiến chứng rung chân nặng hơn

>>> XEM THÊM: Bất tiện vì run tay chân? Chớ bỏ qua 3 bài tập giảm run ngay tại nhà

Kết hợp với loại thảo dược thiên nhiên làm giảm rung

Để giảm bớt sự khó chịu của hội chứng chân không yên, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn còn có thể kết hợp các bài thuốc từ tự nhiên như bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng”. Cả hai thảo dược này đều được chứng minh có tác dụng trấn tĩnh, an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh. Đồng thời gián tiếp hỗ trợ tăng dẫn truyền thần kinh lên não, giúp người bệnh giảm các triệu chứng run tay chân, rung chân. 

Thien-ma-Cau-dang-Bo-doi-thao-duoc-giup-giam-rung-chan-an-toan-hieu-qua.jpg

Thiên ma, Câu đằng - Bộ đôi thảo dược giúp giảm rung chân an toàn, hiệu quả

Hy vọng với bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin cần biết về chứng rung chân. Nếu còn thắc mắc điều gì về chứng rung chân, hay để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhé!

Tham khảo: 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326986

https://www.nhs.uk/conditions/restless-legs-syndrome/

https://ibcces.org/learning/why-is-my-leg-shaking/ 

https://www.msdmanuals.com/

 

BTV Lan Anh

Bình luận